Âm mưu lật đổ chính phủ Hồ Chí Minh

Bảy thập kỉ đã qua, giá trị lịch sử của Toàn quốc kháng chiến vẫn vẹn nguyên, nhất là trong thời kỳ đất nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tháng 8-1945, chớp lấy thời cơ ngàn năm có một, với tinh thần “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập”, nhân dân Việt Nam đã vùng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử.

Nguyễn Văn Chưởng, tử tù kêu oan suốt 16 năm
Khe Sanh, cối xay thịt tàn khốc
“Dân chủ cuội”, họ là ai? Đã làm những gì?

Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Do bối cảnh trong nước và quốc tế cực kỳ phức tạp, nền độc lập non trẻ của dân tộc Việt Nam đứng trước muôn vàn thử thách hiểm nghèo… Thù trong, giặc ngoài Nước Việt Nam mới ra đời sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp xâm lược, bóc lột kiệt quệ và mấy năm bị đẩy vào vòng xoáy cuộc Đệ nhị thế chiến tàn khốc khiến đất nước tiêu điều, đặc biệt là nạn đói nửa đầu năm Ất Dậu làm hơn 2 triệu người thiệt mạng… Bên cạnh giặc đói và giặc dốt, giặc ngoại xâm là hiểm họa lớn nhất. Theo thỏa thuận của phe Đồng minh, ở miền Bắc Việt Nam, 20 vạn quân Tàu Tưởng vượt biên giới Việt – Trung tiến vào tước khí giới quân Nhật, đem theo nhiều tổ chức Việt gian.

BÌNH LUẬN