Bắc Triều Tiên, địa ngục trần gian, lời kể kẻ đào thoát

Đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên hay Đào tẩu khỏi Bắc Triều Tiên là hiện tượng những người mang quốc tịch CHDCND Triều Tiên vượt biên khỏi quốc gia này để sang một quốc gia khác, thường là Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, những người như vậy được gọi bằng nhiều thuật ngữ, bao gồm "người tị nạn miền bắc" và "người định cư mới". Số lượng người đào thoát khỏi Triều Tiên diễn ra cao trào trong nạn đói Bắc Triều Tiên vào thập niên 1990. Mặc dù số người đào thoát khỏi CHDCND Triều Tiên đạt đỉnh điểm vào năm 1998 và 1999, nhưng số lượng ước tính đã giảm kể từ đó. Nguyên nhân chính cho số lượng người đào thoát sụt giảm là do chính sách tuần tra biên giới nghiêm ngặt, trục xuất cưỡng bức, chi phí đào tẩu tăng lên, cũng như vì chính quyền đã kiểm soát được nạn đói.

Trùm giang hồ Thảo “lụi” là ai?
24 giờ cuối cùng của Hitler
Trần Lệ Xuân, lời nguyền ghê rợn

Hành trình phổ biến nhất của người đào tẩu là băng qua biên giới Trung-Triều sang các tỉnh Cát Lâm và Liêu Ninh ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Khoảng 76% đến 84% số người đào thoát Triều Tiên được phỏng vấn ở Trung Quốc hoặc Hàn Quốc đều đến từ các tỉnh đông bắc giáp Trung Quốc. Người đào thoát thường sẽ trốn sang một nước thứ ba, do Trung Quốc là một đồng minh thân thiết của Triều Tiên. Trung Quốc là nước có ảnh hưởng lớn nhất trong số ít các đối tác kinh tế của CHDCND Triều Tiên khi quốc gia này phải chịu các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc trong nhiều thập kỷ, và cũng là nguồn viện trợ lớn nhất và liên tục của đất nước. Để tránh làm xấu đi mối quan hệ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc từ chối cấp phép tị nạn cho người Triều Tiên và coi họ là những người di cư kinh tế bất hợp pháp. Nếu những người đào thoát bị bắt ở Trung Quốc, họ sẽ bị trục xuất về lại Triều Tiên, nơi mà họ thường phải đối mặt với hình phạt tra tấn khắc nghiệt và nhiều năm tù tội, hoặc thậm chí là chết trong các trại tù chính trị như các trại Yodok, Pukchang; hoặc các trại cải tạo như trại Chungsan và trại Chongori.

BÌNH LUẬN