Bao Công khi còn sống có không ít kẻ thù, chính vì vậy gia quyến của ông đã phải mất rất nhiều công sức để che giấu mộ phần của ông khỏi những kẻ phá hoại. Tên tuổi của Bao Công gắn liền với sự thanh liêm, công chính cùng nhiều giai thoại xử án nghiêm minh, công bằng. Ông được người đời vô cùng yêu quý, được hậu thế đời đời kính trọng nhờ những phẩm chất cao quý cùng tài năng xử án bất phàm. Ngoài tài xử án, giai thoại nhắc đến Bao Công còn rất nhiều trong dân gian mang sắc màu tâm linh, liêu trai chí dị, nhất là về cái chết của ông như việc 21 chiếc quan tài cùng lúc được đưa ra 7 cửa thành Lư Châu và an táng tại những vị trí khác nhau vào năm 1062.
Năm ấy Bao Chửng hưởng thọ 64 tuổi, Vua Tống Nhân Tông vô cùng thương tiếc, đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban cho ông thụy hiệu ‘Hiếu Túc’ và đưa linh cữu về quê cũ Lư Châu an táng. Sau khi Bao Công qua đời, người thân sợ kẻ thù sẽ tìm cách trả thù lên di thể, xương cốt của ông nên đã dùng kế sách nhằm ‘tung hỏa mù’ để đánh lạc hướng. Sự ra đi của Bao Công cũng khiến dân chúng đau buồn không nguôi. Tại vị trí của những ngôi mộ này đều có người dân thường xuyên cúng bái, thay phiên trông coi. Vậy nhưng khi quân Kim tràn vào, Hợp Phì bị xâm chiếm, những ngôi mộ giả của Bao Chửng đều ít nhiều bị hư hại, vật tùy táng cũng bị lấy đi. Phải đợi đến mãi sau này, khi hòa bình lặp lại, hậu duệ của nhà họ Bao mới bí mật chuyển quan tài của Bao Công tới an táng gần ngôi mộ của phu nhân Đổng thị. Trước kia, hầu hết mọi người đều tin rằng mộ thật của Bao Công nằm tại Tống Lăng (huyện Củng, tỉnh Hà Nam).
BÌNH LUẬN