Bí thư Kim Ngọc, cha đẻ khoán hộ

Từ đường Kim Ngọc vào đến nhà của ông khoảng gần một cây số. Khá vòng vèo. Một vài đoạn chúng tôi đi qua những thửa ruộng. Lúa lên xanh tốt. Một hàng cây xanh chạy thẳng vào cửa nhà ông Kim Ngọc. Một ngôi nhà chỉ có vườn là rộng còn căn nhà nom vẫn rất tuềnh toàng. Thật may, người mở cửa cho chúng tôi là bà Lê Thị Liên, vợ của ông Kim Ngọc. Vẫn là thứ nước vối quen thuộc mà thủa sinh thời, ông Ngọc vẫn thích dùng, được đưa ra mời chúng tôi. Bà Liên năm nay đã 87 tuổi nhưng còn rất khoẻ mạnh. Ông Kim Ngọc sinh năm 1917 hơn bà 4 tuổi... Tôi đã từng hỏi ông Trần Đức Lương về khoán hộ

Khe Sanh, cối xay thịt tàn khốc
Hồi ký Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Sự thật về bức ảnh chấn động thế giới

Bà Liên gần như nhớ không sót một chi tiết nào về những kỷ niệm bao năm gắn bó giữa bà với ông Kim Ngọc (câu chuyện này chúng tôi sẽ kể lại vào những số báo sau). Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về ông, tìm hiểu về “khoán chui”, bà liền kể: Chuyện dài lắm. Cũng có nhiều báo về đây tìm hiểu, nhưng các báo đăng thì không nhiều. Năm ngoái có ông nhà báo ở một tờ báo lớn trên Hà Nội về tìm hiểu mấy ngày liền, gặp được nhiều người còn sống và đã từng cùng làm “khoán chui” với ông Ngọc để viết bài. Nhưng sau đó mấy tháng ông ấy lại trở lên đây cười buồn rồi nói: “Tôi đã viết, gửi cho toà soạn nhưng đọc xong họ nói tế nhị lắm chưa thể đăng được”. Cách đây 3 năm, vào dịp Tết (năm 2003), Chủ tịch nước Trần Đức Lương có về Vĩnh Yên, đến thăm gia đình tôi. Ông ấy đến tặng cả quà, ngồi ngay trên cái ghế này này. Tôi hỏi ông ấy: “Khoán hộ của Vĩnh Phú khác với khoán 10 như thế nào?” Ông ấy cười rồi không trả lời. Tôi cũng hiểu ông ấy rất khó trả lời vì còn nhiều cái tế nhị quá. Hồi đó người ủng hộ khoán hộ cũng có nhiều, nhưng người chống khoán hộ cũng lắm. Mặc dù có nghị quyết của đảng bộ hẳn hoi nhưng có dám làm công khai đâu chính vì vậy người ta mới gọi là khoán chui.

BÌNH LUẬN