Chiến dịch Điện Biên Phủ và sự thật lịch sử

Thất bại của địch thật đã rõ rệt từ sau khi kết thúc đợt tấn công thứ 2, mặc dầu trong đợt này địch đã tận dụng mọi khả năng để đối phó lại cuộc tấn công của ta. Na-va đã tăng viện thêm hai tiểu đoàn (khoảng một nghìn sáu trăm tên) cho Đờ Cát-tơ-ri. Đó cũng là sự cố gắng lớn của Na-va vì lúc đó Na-va đã phân tán hết quân mất rồi! Muốn có lực lượng hai tiểu đoàn đó, Na-va ra lệnh cho mỗi đơn vị nộp từng tốp lính khoảng mươi, mười lăm tên rồi tập trung đưa lên Điện Biên Phủ.

Tần Thành, nơi giam các quan chức cao cấp
9 người trong máy bay đoàn Quốc hội Việt Nam trốn lại Hàn Quốc
30. 4. 1975, những phút cuối của Việt Nam Cộng Hoà

Khi bị ta tấn công mạnh, địch đã huy động gần bốn trăm phi cơ, tức khoảng ba phần tư tổng số phi cơ ở toàn Đông Dương và thêm số phi cơ Mỹ tiếp viện ứng cứu như loại vận tải hai thân kiểu C119, loại phi cơ khu trục kiểu “Cướp bể” (Corsair) để đối phó. Bao nhiêu phi cơ đều tập trung đem đi tác chiến ở Điện Biên Phủ đến nỗi ở đồng bằng Bắc Bộ không còn một bóng phi cơ nào đi khủng bố, bắn phá các làng mạc như hồi trước khi ta đánh Điện Biên Phủ. Hàng ngày địch dùng hàng trăm phi cơ ném liên tiếp hàng trăm tấn bom xuống trận địa, phá thành giếng ở cánh đồng, đốt cháy trụi cả đói, tan tác cả rừng cây. Suốt ngày trên trời luôn luôn có hai mươi chiếc phi cơ khu trục bắn phá, có lần địch dùng ba mươi tám phi cơ bắn và ném bom trong một lúc. Đại bác địch cũng bắn phối hợp cộng tới mười vạn viên. Bọn Mỹ còn lập ba cầu hàng không do hai trăm chuyên viên quân sự Mỹ trực tiếp phụ trách; một cầu từ Mỹ qua Pháp rồi sang Đông Dương; một cầu từ Phi Luật Tân và một cầu nữa từ Nhật Bản đến Hải Phòng rồi lên Điện Biên Phủ để tiếp tế ứng cứu. Về cuối đợt hai, Mỹ còn đưa vào vịnh Bắc Bộ ba hàng không mẫu hạm để tăng thêm số phi cơ do phi công Mỹ lái đến bắn phá ở Điện Biên Phủ.

BÌNH LUẬN