Dòng họ Ngô Đình, ước mơ chưa đạt

Hạ bán năm 1950, một nguồn tin được lan truyền trong giới thanh niên Hà Nội: Tại miền Trung, Thủ Hiến Phan Văn Giáo đã tranh đấu dành được nhiều quyền độc lập rộng rãi. Trong cuộc sống thường ngày, người Pháp chỉ được hoạt động trong khu vực dành cho họ. Lính Tây muốn qua bên thành nhà Vua phải có giấy phép v.v…Hơn một trăm thanh niên, trong đó có tôi, theo sự hướng dẫn của ông Nguyễn Văn Tố, Giám Đốc võ đường Vovi-nam ở đường Hàng Bông, tình nguyện vào học trường võ bị của lực lượng võ trang do Thủ Hiến Giáo thành lập

Phạm Quỳnh bị xử tử như thế nào?
Những ngôi chùa kỳ lạ ở Thái Lan
Huấn Hoa Hồng liên quan gì đến vụ án lừa đảo qua Facebook

Lực Lượng Việt Binh Đoàn tại Huế. Cuối năm 1951 ra trường, tất cả khóa học của chúng tôi được chuyển qua Quân Đội Quốc Gia (QĐQG) mới thành lập, và được phân phối cho cả ba quân khu (QK – miền Nam, QKII -miền Trung, QKIII – miền Bắc). Tôi được phân phối về QKII và thuyên chuyển về Tiểu đoàn 7, một trong hai Tiểu đoàn QĐQG đầu tiên tại miền Trung thời bấy giờ. Sau mấy tháng đi hành quân lưu động, Tiểu đoàn 7 được điều ra đóng bảo vệ an ninh lãnh thổ hai quận Gio Linh và Vĩnh Linh, thuộc vùng cực Bắc tỉnh Quảng Trị. Trung Đội của tôi, Trung Đội 3 thuộc Đại Đội 3, đóng tại đồn Cửa Tùng (cửa sông Bến Hải) thuộc quận Vĩnh Linh. Thời buổi chiến chinh lính tránh trấn đồn mà được đóng ở chỗ này kể là thuộc loại số đỏ. Đồn đóng ngay tại khu nhà Thừa Lương (nhà nghỉ mát) của cựu Hoàng Bảo Đại, phía Đông là biển, phía Nam là sông, hai phía Tây và Bắc, năm đồn Hương bảo vệ quanh, nên vấn đề an ninh của đồn tương đối an toàn.

BÌNH LUẬN