Giang Thanh sinh năm 1914, mất năm 1991, tên thật là Lý Vân Hạc, quê ở Sơn Đông, Trung Quốc, là người vợ thứ ba của Mao Trạch Đông. Bà được nhắc đến với danh xưng Mao Phu Nhân và cũng là người lãnh đạo của nhóm bè lũ bốn tên nổi tiếng trong cách mạng văn hóa Trung Quốc từ năm 1966 đến năm 1976. Năm 1938, Giang Thanh kết hôn với Mao Trạch Đông tại Diên An, Thiểm Tây và sinh được một người con gái đặt tên là Lý Nạp.
Giang Thanh và Tống Mỹ Linh, hai đệ nhất phu nhân là những người phụ nữ mạnh mẽ có ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử của Trung Quốc. Tống Mỹ Linh xuất thân là tiếu thư Thượng Hải thuộc dòng họ Quyền Quý, còn Giang Thanh xuất thân là cô gái Sơn Đông thuộc thành phần dân nghèo. Tổng thống Mỹ thời đó là Nixon đều có tiếp xúc với Tống Mỹ Linh và Giang Thanh. Ông so sánh hai người như sau. Tưởng phu nhân có giáo dưỡng, ăn mặc hợp đời, rất có phong độ và nữ tính nhưng lại là một người phụ nữ mạnh mẽ. Giang Thanh không có một chút khôi hài nào, hoàn toàn không có đặc điểm của phụ nữ, là một người khó phân biệt giới tính. Bà ta là kiểu mẫu của một phụ nữ cuồng nhiệt. Năm 1953, Nixon lúc đó là phó tổng thống Mỹ hội đàm với Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan. Tống Mỹ Linh làm phiên dịch. Ấn tượng của ông như sau. Tưởng phu nhân không phải là một phiên dịch bình thường. Trí tuệ, sức thuyết phục và tài năng của tưởng phu nhân đủ để bà trở thành một nhà lãnh đạo. Sự đoan trang kiều diễm của tưởng phu nhân hoặc nhiều hoặc ít làm loãng đi hình tượng lạnh lùng của ông tưởng. Năm 1972, Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc, khi hội đàm với Mao Trạch Đông. Ấn tượng của ông về Giang Thanh như sau. Bà ấy sắp xếp cho cuộc đến thăm của tôi một tiết mục tuyên truyền văn hóa.
BÌNH LUẬN