Hé lộ bí mật Nguyễn Ái Quốc khi ở Pháp

Một năm tiếp cận, nghiên cứu, ghi hình tại Pháp và mất 5 tháng làm hậu kỳ - nhà báo Trần Thu Hà, Ban Truyền hình Đối ngoại, Đài Truyền hình Việt Nam cùng ê-kíp làm phim của mình gần như mất hút. Đến khi bộ phim tài liệu “Nguyễn Ái Quốc, ẩn số từ nước Pháp” được phát sóng trong khung giờ phim đặc biệt, chúng tôi - hai người bạn, hai đồng nghiệp mới có thời gian ngồi lại với nhau để kể lại hành trình đến với nước Pháp đi tìm những tài liệu đóng dấu “mật” về Nguyễn Ái Quốc.

Sự thật về Chính phủ Việt Nam Tự do
Nguyễn Văn Chưởng, tử tù kêu oan suốt 16 năm
Chiến thuật biển người của quân Trung Quốc nhận kết cục bị thảm

“Tài liệu” và “nhân chứng” 1 năm lăn lộn với bộ phim tài liệu đề tài về Nguyễn Ái Quốc, với nhà báo Trần Thu Hà, mọi thứ đã tạm khép lại, nhưng với chị, sau khi bộ phim lên sóng vẫn để lại trong chị nhiều nuối tiếc, day dứt. Bởi theo chị, không có đủ thời gian, vật lực để tiếp tục nghiên cứu khối tài liệu khổng lồ về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đang được lưu giữ tại các trung tâm lưu trữ, thư viện của Pháp. “Tôi tin rằng sẽ còn nhiều điều chưa được lý giải về cuộc đời, hoạt động của Người chưa được đề cập tới. Nếu có nhiều thời gian hơn, tôi tin chắc sẽ còn nhiều thông tin hữu ích thông qua khối tài liệu đồ sộ này tại Pháp”, nhà báo Trần Thu Hà chia sẻ. …“Ban đầu, khi được giao nghiên cứu thực hiện phim tài liệu hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp, chúng tôi bắt tay vào nghiên cứu, gặp các chuyên gia nhưng ý tưởng vẫn chưa được hình thành. Thú thật, chúng tôi rất lo vì phim về Bác đã được nhiều đạo diễn trong nước lẫn quốc tế thực hiện nên việc tìm ra góc độ mới cho bộ phim để đưa tới khán giả là bài toán học búa. Trước đó, chúng tôi chưa từng nghĩ sẽ làm phim tài liệu về Bác vì chưa đủ tự tin. Mặt khác, các hình ảnh tư liệu thời kỳ Bác ở Pháp, giai đoạn 1919-1923 không thể có, ngoại trừ 2 bức ảnh vẫn thường thấy trên các tài liệu: Một tấm ảnh khi Bác là đầu bếp trên con tàu La Touche Tréville và tấm thứ hai tại Hội nghị Tours năm 1920. Bạn sẽ kể như thế nào trong bộ phim dài chừng 50 phút với từng đó chất liệu hình ảnh mà không lặp lại nội dung của các bộ phim tài liệu khác? Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mày mò tìm đọc tài liệu tiếng Pháp, tiếng Anh trong các sách nghiên cứu về Bác của các tác giả nước ngoài. Trong quá trình đọc, tôi tự đặt câu hỏi vì sao các tác giả lại có nguồn thông tin về Bác nhiều đến vậy và nghĩ, các tài liệu, thông tin tra cứu gốc sẽ giữ vai trò quan trọng, nhờ đó, các nhà nghiên cứu mới có thể đưa ra các phân tích, lập luận và hình thành nên các tác phẩm của mình. Nói đến sử thì tôi nghĩa tới hai từ: “tài liệu” và “nhân chứng”.

BÌNH LUẬN