Hồng vệ binh: Hung bạo, tàn ác

Ông Trần Kim Quý, 71 tuổi, là một công nhân nghỉ hưu rất có trách nhiệm. Mấy năm nay, ông Trần đã nhiều lần kể lại trải nghiệm của chính mình trong thời kỳ đầu của Đại Cách mạng Văn hóa cách đây hơn 50 năm. Ký ức về những năm tháng ấy, cho đến nay, vẫn khiến người ta phải rùng mình kinh hãi. Ông kể lại rằng…

Trần Bắc Hà, ông trùm tài chính thét ra lửa, chết thảm trong trại giam
Bầu Kiên lĩnh án 30 năm, trong tù vẫn siêu giàu
Trần Huy Liệu, cuộc đời một chứng nhân lịch sử

Lúc đó tôi đang làm cho một nhà máy nước nóng trên phố Hạnh Phúc ở Bắc Kinh, trong tổ thợ cắt chúng tôi có một nhà tư bản tên là Dương Xuân Quang. Xí nghiệp công tư hợp doanh của Dương Xuân Quang khi ấy đã được định rằng nếu cổ phần từ 900 tệ trở lên sẽ xếp thành tư sản. Thông thường người ta chỉ vì cổ phần trị giá vài ngàn tệ, thậm chí chỉ vài trăm tệ mà trở thành nhà tư bản, mục đích là để bản thân và con cái được phân thành giai cấp khác [có nhiều quyền lợi hơn] vào thời ấy. Lão Dương thường tự hối tiếc về bản thân mình. Lão nghĩ nếu hồi đó lão không ôm giấc mộng phát tài vào năm 1954, thì lão vẫn là một công nhân thuần túy, con cái lão cũng không phải là “cẩu tể tử” (đồ chó con), mà được xếp vào hồng ngũ loại, tức là năm hạng đỏ (“năm hạng đỏ” trong Cách mạng văn hóa Trung Quốc là các tầng lớp xã hội được Đảng Cộng sản Trung Quốc ưa chuộng, trái ngược với “năm hạng đen” được phân loại là mối đe dọa hoặc kẻ thù tiềm năng.

BÌNH LUẬN