Huyền thoại ly kỳ cốt cậu Bảy

Nơi phát tích cậu Bảy nằm trên đỉnh cao nhất trong quần thể 7 ngọn lớn và 14 ngọn núi nhỏ tạo thành hình chữ U, tọa lạc tại phía bắc tỉnh Bình Dương (xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng). Trong quần thể ấy có 4 ngọn chính gồm: Núi Cửa Ông, núi Ông (còn gọi là núi Ông Cậu), núi Tha La và núi Chúa. Do 4 ngọn này tạo thành hình 2 yên ngựa song song nên từ thuở sơ khai, người ta gọi quần thể núi ấy là Yên Ngựa. Dần dà sau này, người ta gọi luôn toàn bộ cụm núi ấy là núi Ông Cậu hoặc núi Cậu.

Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng đầu tiên bị án tù chung thân
Giải thích sức hút Thích Minh Tuệ
Sự thật về Thượng tọa Thích Chân Quang

Hầu như không còn ai biết gốc tích thật của cậu Bảy. Từ thuở khai hoang, người ta đã thấy trên đỉnh Ông Cậu có một cái hang đá được gọi là miếu thờ cậu Bảy. Bên trong ngôi miếu có bức tượng cậu Bảy đứng thủ bộ võ. Bên ngoài cửa miếu có tượng một con cọp nhe nanh như đứng gác.

Dù cụm núi Cậu nằm trên địa phận tỉnh Bình Dương nhưng người ta vẫn quen gọi ông là “Cậu Bảy Tây Ninh”. Có lẽ do ngày xưa núi Cậu thuộc địa phận Tây Ninh, sau này chia tách địa giới hành chính lại, núi Cậu thuộc về tỉnh Bình Dương. Dù vậy, do thói quen, người ta vẫn cứ gọi theo tên cũ.

Có nhiều truyền thuyết và giai thoại liên quan đến cậu Bảy nhưng không hiểu vì sao, suốt hàng trăm năm nay, các nhà khảo cứu văn hóa, lịch sử lại bỏ qua. Đến tận bây giờ vẫn chưa có người thực hiện công trình nghiên cứu văn hóa vật thể lẫn phi vật thể một cách trọn vẹn về di tích văn hóa tâm linh này. Trước năm 1975, nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Minh có nhắc đến núi Cậu trong quyển “Tây Ninh xưa và nay” nhưng chỉ sơ lược, thoảng qua.

BÌNH LUẬN