Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có năng lực thực sự hay lừa đảo?

Phan Thị Bích Hằng sinh ngày 15/2/1972, ở Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình. Bích Hằng đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Từ năm 1999 đến nay Bích Hằng công tác tại Trường ĐH Quản trị Kinh doanh Hà Nội. Phan Thị Bích Hằng cũng là một trong những cán bộ của bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Có nền tảng là một gia đình gia giáo, cuộc đời của cô thiếu nữ Phan Thị Bích Hằng sẽ êm ả trôi đi nếu như không có một biến cố lớn khiến người phụ nữ này đã trở nên nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Hầu hết các nhà ngoại cảm đều nói rằng họ phát hiện khả năng của mình sau một biến cố rất lớn nào đó trong cuộc đời. Có người bị ốm gần chết, có người bị tai nạn suýt chết, thậm chí đã bị “chết lâm sàng” và riêng Bích Hằng thì bị chó dại cắn và rơi vào tình trạng “thập tử nhất sinh”.

3 năm địa ngục của 2 thiếu nữ bị ép làm nô lệ tình dục
Trùng tang: Bí ẩn, kinh dị 7 người trong dòng họ liên tiếp mất
Hồng vệ binh: Hung bạo, tàn ác

Theo báo Công an nhân dân, vào mùa hè năm 1990, Bích Hằng và một người bạn cùng bị một con chó dại cắn, bạn gái của cô sau đó đã chết. Hằng được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi, song tất cả đều bất lực. Một thầy lang đã chữa cho cô bằng bài thuốc của ông, sau một đợt lên cơn dại Hằng tỉnh lại và khỏi bệnh. Sau đó, khi đã khỏe mạnh hẳn, Phan Thị Bích Hằng đã dần dần phát hiện năng lực được cho là kỳ lạ của mình. Một trong những trường hợp được giới truyền thông nhắc đến nhiều nhất là việc Bích Hằng đã tìm mộ cô em gái của giáo sư Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Loạt bài dài kỳ này được giới thiệu trên báo Công an nhân dân vào năm 2007. Em gái của giáo sư Phương tên là Vũ Thị Kính (SN 1929), chỉ huy Đội nữ du kích Hoàng Ngân nổi tiếng một thời. Tháng 6/1950, trong trận càn quét, địch đã bắt được bà. Sau khi tra tấn dã man, chúng đã ra tay giết hại nữ du kích quả cảm này. Nhờ năng lực ngoại cảm của mình, Phan Thị Bích Hằng đã thông qua một tấm ảnh của bà Kính để “trò chuyện” từ đó hỏi thông tin về phần mộ của bà. Phan Thị Bích Hằng đã giúp gia đình giáo sư Phương tìm lại phần mộ của cô em gái sau hàng chục năm trời gia đình đi tìm mà không có kết quả.

BÌNH LUẬN