Sự sụp đổ có vẻ bất ngờ của Liên Xô đã từng được lý giải bằng nhiều lập luận. Người ta thường đề cập đến các lý do chính trị: sự suy yếu của các Bộ sức mạnh (khối an ninh-quốc phòng), do nội phản hay vì sự tấn công của các thế lực thù địch bên ngoài… Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu ở cả phương Tây và Đông Âu lại cho rằng đây chỉ đơn thuần là cái chết về kinh tế.
Bị trượt bánh ở ngã ba đường từ phát triển kinh tế kiểu “quảng canh” sang giai đoạn phải tất yếu “thâm canh”, liên bang chính trị-kinh tế-quân sự có quy mô địa lý lớn nhất hành tinh đã đột ngột tan đàn sẻ nghé ngay sau khúc dạo đầu hùng tráng của các “bản nhạc” Perestroika và Glasnost… Sự tan rã của Liên Xô còn là minh chứng cho lề lối điều hành kinh tế theo kiểu quan liêu bao cấp, tạo điều kiện cho tham nhũng tràn lan, gây nên tình trạng tê liệt trong mọi lĩnh vực sản xuất. Kỷ niệm 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới ở nước ta, chúng tôi xin trích dịch giới thiệu với bạn đọc để tham khảo những bài học đưa đến sự sụp đổ của một cường quốc quân sự nhưng lại không làm chủ được vận mệnh kinh tế của mình. Đây cũng là những bài học cho chúng ta suy ngẫm trước tình trạng tham nhũng hiện nay ở nước ta. Đầu đề là của chúng tôi.
BÌNH LUẬN