Dạo này giữa cái chợ xã người ta cứ đồn ầm ĩ lên về việc Hương từ chối lấy chồng kỹ sư xây dựng vì còn chờ người yêu quay trở lại. Đó là chuyện hết s
Dạo này giữa cái chợ xã người ta cứ đồn ầm ĩ lên về việc Hương từ chối lấy chồng kỹ
sư xây dựng vì còn chờ người yêu quay trở lại. Đó là chuyện hết sức bình thường của
tình yêu trai gái. Tại sao người ta lại nói ra nói vào, bàn tán sôi nổi, làm đề tài để bình
luận giữa bàn dân thiên hạ mà chẳng có chút liên quan gì tới họ. Thì ra cái nguyên
nhân chính là: Hùng với nhỏ Hương yêu nhau đã mấy năm mà chưa thấy nên duyên
nên nợ. Ngày ấy Hùng đi bộ đội rất lâu mới ra quân trở về! Về rồi tiếp tục lao động
nước ngoài để Hương ở lại chờ đợi ngót nghét gần mười năm dài đằng đẵng. Chẳng ai
dại khờ ngốc nghếch như Hương. Bỏ ra tuổi thanh xuân của con gái mọc rễ nơi quê
nhà chỉ để chờ với mong. Chưa chắc Hùng trở về sẽ cưới Hương làm vợ! Cũng có thể
giờ đã lập gia đình đang sống ở tận nơi xứ người, hoặc một tỉnh nào đó trong nước mà
Hương không hề hay biết. Họ nói có phần đúng! Chẳng có cô gái nào xinh đẹp, đảm
đang, từ chối hết mối này tới mối khác dạm hỏi, chỉ vì chờ người nơi phương xa trở
lại. Từ lúc đi tới bây giờ chẳng có chút tin tức gì! Trừ khi cô gái đó quá nặng tình, cái
tánh chung thủy luôn tôn thờ bóng dáng người xưa cũ. Người ta chia hẳn hai luồng ý
kiến đối nghịch nhau, một là trách – hai là cảm thông. Trách là tại sao Hùng đi lâu đến
vậy, chẳng có liên lạc gì mà Hương vẫn một lòng hy vọng. Vài năm thì chẳng ai nói
tới làm gì! Nhưng đằng này đến gần cả chục năm. Chưa nói đến thời gian lâu tình cảm
sẽ phai nhạt! Bởi có câu “đường mà không đi ngang đi dọc, lâu ngày cỏ dại cũng sẽ
mọc um tùm” cũng như “lâu ngày không gặp, gặp lại hóa người dưng”. Đâu có bất cứ
nhà thám hiểm gì mà khám phá được hết cái lòng cái dạ. Chẳng một đài khí tượng nào
đo được tận đáy, sâu cạn của con người ra sao! Ai rồi cũng sẽ theo thời gian thay đổi
ít đi hoặc nhiều hơn. Họ cảm thông là bởi vì: đời người con gái một khi đã yêu là phải
đúng nghĩa của sự chân thành, tuyệt đối không thay lòng đổi dạ. Ai nỡ quên câu hẹn
ước mà qua cầu sang ngang. Huống gì Hùng đi làm kiếm tiền để lo một đám cưới
hoành tráng, thậm chí lớn nhất vùng, để cuộc sống ấm êm đầy đủ cho tương lai về sau.
Câu “một túp lều tranh – hai quả tim vàng” để nói lên sự nghèo nàn có nhau chưa hẳn
là đúng thực tế cho cuộc sống bây giờ. Thử hỏi không có tiền, khó khăn, thiếu thốn
chồng chất thì liệu có hạnh phúc như thế được không? Chính vì lẽ đó Hương đợi chờ
cũng chẳng có gì gọi là khờ khạo hay ngu xi ngốc nghếch. Đâu phải cứ thấy kỹ sư,
bác sĩ thì lao đầu vào, bỏ mặc người yêu đang vất vả ngày đêm kiếm tiền nhằm xây
dựng tổ ấm, hạnh phúc cho tương lai của nhau. Chuyện chỉ có thế mà hết ngày này
sang ngày nọ người ta mãi bàn luận như chính là câu chuyện của họ nằm trong đó,
mặc dù biết đứng về phía nào cũng có lý đều như nhau. Ôi đúng là cái chợ giữa trần
đời chẳng bao giờ im lặng, câu “không mợ thì chợ vẫn đông” hoặc “trai khôn tìm vợ
chợ đông…” luôn thực tế dẫu cho có qua bao nhiêu thế hệ. Đã là chợ thì phải đông,
mà đông quá thì thành ra ồn ào. Không riêng gì tiếng rao bán hàng, tiếng nói tiếng
cười của những người chung quanh. Còn là nơi xuất phát nhiều tin tức nhất trong cuộc
sống hàng ngày, lan tin nhanh chóng, thậm chí hơn cả tòa soạn báo, đài truyền hình.
Thường cập nhập thông tin mới nhất trong ngày. Chuyện ông này đánh bà kia, cô nọ
giật hụi, cô kia ngoại tình. Chị ấy lừa dối lừa tiền, chàng kia vợ bé cờ bạc triền miên.
Đúng thật nhà chưa tỏ mà ngoài ngõ đã tường. Chuyện gì giữa chợ đã biết thì hãy xác
minh tất cả mọi nơi cũng đều rõ như nhau. Khổ nỗi, tin đồn làm người ta thường hóng
hớt truyền miệng hơn là sự thật có kết quả chính xác. Cái tin nhỏ Giang ở xóm trên
không chồng mà chửa đã gây xôn xao tạo thành tiêu đề xấu để người ta tha hồ mà mỉa
mai bình phẩm. Trước đó Giang với mẹ vẫn mang rau ra chợ bán. Nhưng từ lúc con
gái chửa hoang bà Tư không dám ra ngoài, mọi việc chợ búa đều nhờ họ hàng lo giúp,
tránh người ta cứ gặp mặt rồi bàn ra nói vào. Đó là khoảng tháng mười mùa nước lũ.
Con đê sắp vỡ, nhà nước phải tăng cường lực lượng biên phòng để kịp thời ứng phó.
Năm ấy bộ đội về làng nhiều lắm. Họ dựng lên những căn lều dã chiến nằm rải rác
bao quanh. Người dân vui khi thấy các anh về, xóm vắng lại trở nên đông đúc, nạn
trộm cắp cũng giảm đi đáng kể, mọi việc nặng nề khiêng vác một tay bộ đội lo. Họ
giúp dân sửa nhà, làm đường, đủ thứ việc to nhỏ! Thiện cảm của dân dành cho lực
lượng biên phòng thêm khăng khít yêu thương. Những cuộc tình trai gái đến nhanh
vội vàng cũng xuất phát từ ấy. Khi họ hoàn tất nhiệm vụ rút quân về đơn vị. Có vô số
cô gái khổ sở vì chia tay với người yêu mà chẳng biết khi nào mới gặp lại. Có anh giữ
đúng lời hứa quay trở về bằng một cái đám cưới sau thời gian hẹn hò! Con số ấy khá ít
ỏi. Cũng có người đi biền biệt quên mất lời thề xưa! Tệ hơn nữa để lại những cái thai
cho vài cô gái quê mà Giang là một trong những trường hợp điển hình. Thấy con gái
càng ngày xanh xao, làm đồ ăn hay ọ ẹ buồn nôn. Thường xuyên mặc áo rộng, cử chỉ
rất lạ so với thường nhật. Nghi ngờ Giang thai nghén, bà Tư dò hỏi.
– Cái con kia! Mày đổ đốn ra rồi phải không?
Giang đang lặt rau, nghe xong bỗng tái mặt, ấp a ấp úng.
– Con…con…con…
– Nói mau. – Bà Tư hét lớn làm Giang bỗng giật mình.
Cô đắn đo một lát rồi gật đầu xác nhận. Bà Tư hoảng hốt làm rơi cái chén mảnh văng
ra tứ tung. Túm lấy tóc con gái tát vào mặt liên tục kèm với câu chửi rủa.
– Thứ hư thân mất nết… lăng loàn đĩ thõa. Trời ơi là trời… ngó xuống mà coi. Nhà
này hết phúc rồi.
Giang ngồi đó chịu trận khóc sướt mướt. Mẹ vẫn chưa hết cơn giận còn bồi thêm vài
câu.
– Sao mày độc ác vậy con khốn nạn kia! Bôi tro trát trấu, bây giờ phải đội quần thiên
hạ. Nói mau! Tác giả cái thai trong bụng là ai?
– Là…là…anh Bình. – Giang còn đang khóc lẫn hoảng sợ trả lời tiếng được tiếng mất.
– Bình nào? Con cái nhà ai? Ở đâu? – Mẹ gằn giọng những lời nói như ăn tươi nuốt
sống đứa con gái của mình.
– Là bộ đội, nửa tháng trước có sửa lại cái chuồng gà cho nhà mình. Bây giờ đã trở về
đơn vị, con cũng chẳng biết anh ấy hiện giờ đóng quân tại đâu. Con khổ quá má ơi. –
Giang trả lời rồi ôm mặt khóc to hơn.
– Trời ơi là trời! Mày giết tao rồi Giang ơi! Mày giết tao rồi. Khổ là con già này chứ
không phải mày. Một là phá thai, còn hai đi khỏi nhà! Nghe chưa? Không thể chứa
chấp loại gái hư, làm bại hoại gia phong. – Bà Tư nói xong nắm tóc vò đầu, vẻ mặt đầy
căm phẫn.
Giang lạy lục van xin nhưng không thay đổi được quyết định của bà. Phá thai thì cô
không nỡ đó là một tội ác tày trời, đứa bé hoàn toàn không có lỗi. Không chồng mà lại
có con thì ở đây gia đình cô sẽ chịu nhiều tai tiếng. Áp lực nặng nề từ dư luận xã hội,
mẹ sẽ sống và đối diện thế nào?. Nhất là thời buổi này người ta còn mang nặng cái tư
tưởng cũ xưa phong kiến. Việc không chồng mà có chửa là một điều gì đó trông ghê
tởm đáng nguyền rủa. Tuy không còn bày mâm cỗ đãi cả làng nhằm tạ tội vì làm xấu
thanh danh như thời kỳ Pháp thuộc. Nhưng nó vẫn là cốt lõi của sự nhục nhã mang
tiếng xấu đến muôn đời về sau, dù bất cứ thời nào đi chăng nữa.
Bà Tư đóng tất cả cửa nẻo sợ hàng xóm nghe thấy rồi dị nghị nhỏ to. Bà gọi con vô
buồng lấy hết quần áo xếp vào rương nhằm chuẩn bị cho việc khuya nay Giang bỏ xứ
ra đi. Bà dặn dò thêm.
– Nếu đi đường lỡ có gặp người quen thì cứ nói là đi làm. Tao sẽ gửi mày về nhà dì ở
một nơi xa xôi. Nên nhớ, thường lấy cái nón lá che bụng lại. – Bà Tư nói xong rồi viết
địa chỉ, dúi thêm chút tiền vào tay Giang.
Khuya đó bà đưa con gái ngang chợ để sáng sớm mua vé xe đi. Cả đêm hai mẹ con cứ
ngồi bên nhau hết nói rồi lại khóc, tay đập muỗi liên hồi. Bà thương con, nhưng không
thể cho ở nhà như từ xưa tới giờ! Quyết định sáng suốt là rời khỏi đây càng sớm càng
tốt. Giang đi rồi thì bà thêm vất vả, phải một mình lo hết mọi việc! Nhưng vào hoàn
cảnh ngoặt ngoẹo đành chịu chứ biết sao bây giờ. Bà Tư dự tính trong đầu: từ nay nếu
có ai hỏi con đâu sao lâu quá không gặp! Bà sẽ trả lời: «Giang đi làm việc nhà phụ
giúp cho người dì. Dì của con bé có biên thư kêu ra phụ quán ăn, sẵn đó gả chồng cho
nó luôn, mình khỏi bận tâm lo». Bà Tư thở nhẹ nhõm khi nghĩ ra câu ấy! Sau này
Giang có trở về dắt theo con nhỏ cũng chẳng sao. Đã mang tiếng lấy chồng thì việc
sinh con đẻ cái là điều quá tất nhiên.
Từ đó Giang chính thức rời khỏi làng. Bà Tư vẫn cặm cụi bán rau như chẳng có
chuyện gì xảy ra! Người ta vẫn hỏi về Giang, bà vẫn trả lời như thế. Cứ tưởng đã che
mắt được thiên hạ! Nhưng không, chẳng hiểu lý do vì sao mà người ta lại biết rồi đồn
ầm ĩ cả lên. Đi đâu cũng nghe chuyện nhỏ Giang chưa chồng mà chửa, giờ trốn làng đi
biệt. Từ đó bà Tư đóng cửa sống khép kín cũng chẳng dám đi đâu.
Rồi bây giờ tới chuyện Hương từ chối lấy chồng kỹ sư vì còn chờ người tình ở nước
ngoài quay về. May mà có chủ đề mới nên chuyện Giang chửa hoang cũng dần dần
lắng xuống. Chị hàng cá nói với người bạn hàng:
– Nói thiệt nghen chị Bảy! Tui mà còn trẻ đẹp như nhỏ Hương là gật đầu ưng ngay. Ở
xứ mình mà được kỹ sư tới hỏi cưới thì ngu gì mà không chịu. Đúng là có phước mà
không hề biết hưởng.
– Nó còn chờ đợi thằng Hùng thì chịu cái nỗi gì. Mà thấy cũng tiếc cho Hương thiệt.
Nghe đâu nhà ông kỹ sư giàu lắm, có cha làm quan to. – chị Bảy góp vài ý cho có
chuyện, rồi bắt con cá lóc bỏ lên chiếc cân chuẩn bị bán cho khách.
– Thằng Hùng không chừng bây giờ đã có vợ rồi. Mà không có cũng chưa chắc khi về
sẽ cưới con Hương như lời đã từng hứa! Hứa suông thì trên đời này thiếu gì. Tin vào
miệng lưỡi đàn ông thì chỉ có cái nước chết. Thiệt thòi vẫn là ở phụ nữ mà thôi. – Chị
hàng rau cũng tham gia nói vào cho câu chuyện trở nên sôi nổi.
– Sao bà biết nó không có ý định cưới nhỏ Hương?. – chị hàng thịt nhìn chị hàng rau
rồi đặt câu hỏi.
– Thì nó đi làm nước ngoài, tiếp xúc với cuộc sống tiến bộ, dễ gì chịu cưới gái quê. –
chị hàng rau trả lời.
– Thế tại sao ông kỹ sư người ở thành phố, về đây chơi thì đòi cưới gái quê. – như
không đồng tình với câu trả lời của chị hàng rau, có gì đó không thuyết phục khiến chị
hàng thịt hỏi thêm.
– Thì cái tánh mỗi người mỗi khác vậy mà. Nhưng chắc chắn thằng Hùng có về cũng
không cưới con Hương đâu! Để xem tui nói có đúng hay không à nghen…
– Mệt quá! Kỹ sư, kỹ lưỡng gì! Nghe vậy, chưa chắc là thật. Từ đâu xuất hiện chẳng
lấy một ai biết. Nói là chuyện của người ta, tin hay không là do mình. Tui là tui không
bao giờ tin. Ông đó nhìn gian xảo muốn chết. Nghe đồn, tán con Nga em thằng Đại
không được rồi quay sang nhỏ Hương chứ có tốt lành nỗi gì đâu – Chị hàng thịt nói
cho bõ tức rồi quay mặt về hướng khác làm chị bán rau chưng hửng.
– Nghe nói chàng kỹ sư đó là bạn của thằng Đại, dẫn về quê chơi, không biết phải
không? – chị hàng cá hỏi chung chung, ai trả lời được thì trả lời.
– Đúng rồi! Thằng Đại làm thuê cho ông kỹ sư ấy. Nhà giàu lắm, thuê mấy trăm người
làm. Bé Nga cũng làm ra giá quá, có đẹp đẽ hơn ai đâu mà chê này chê nọ . – như gãi
đúng chỗ ngứa về đề tài trên, chị hàng bông mau lẹ góp lời bằng cách trả lời chị hàng
cá.
Chị hàng rau bắt đầu đổi đề tài.
– Không biết bà Hai số đề đi đâu mà sáng nay không thấy ghé. Mấy bà có gặp thì nhớ
kêu lại đây tui mua số nghen.
– Ê bà Lài! Bộ tối qua nằm mơ thấy số hả? – chị hàng thịt hỏi.
– Ừa… giờ mới nhớ ra mà chẳng thấy con mẹ Hai đâu hết. – chị hàng rau trả lời rồi
cười.
– Thấy số mấy vậy bà Lài. – chị hàng cá hỏi.
– Thôi! Nói ra mất linh rồi lại chiều xổ không trúng mất công lại mang thêm cái bệnh
tức.
– Thấy cái gì trong mơ, nói ra để chị em cùng bàn cho thêm chính xác. – chị hàng cá đề
nghị.
Tuy miệng nói tiết lộ ra sẽ mất linh ứng về giấc mơ tối hôm qua, nhưng trong số họ
chẳng ai giữ được trong bụng dù chỉ là một tiếng đồng hồ hoặc một thời gian ngắn
ngủi hơn.
– Tôi nằm mơ thấy bị chó cắn ở ngay cái cẳng chân. – chị hàng rau nói.
– Chó nhỏ hay chó vừa, hay là con chó lớn? – chị hàng thịt nghiêm mặt hỏi.
– Chó nhỏ, là số 11 đó. – chị hàng rau khẩn khoản trả lời.
Họ bàn đề rất giỏi, nếu trúng thì được tâng bốc lên tận mây xanh, thậm chí về sau có
ai mơ thì tìm đến để nhờ sự giải đáp. Nếu chiều nhà đài xổ mà không trúng thì cũng
chẳng có sao, cho đó là bàn chưa tới, hoặc thiếu một vài chi tiết nhỏ. Điển hình như
hôm nọ chị kia mơ thấy con dê đang ăn cỏ ở dưới một gốc cây kế bên cái lu nước! Chị
ra chợ nhờ người ta bàn về giấc mơ trên. Được dân số đề bàn rằng:
– Con dê tức là 35. Mua số 35 đi, chiều trúng thì cho tao ly cà phê.
Nhưng chiều đó nhà đài lại xổ con số 10. Thế là không trúng, bị thua mất một số tiền
khá nhiều, chị nọ tức mình ra chợ gặp người bàn đề hồi sáng nhằm chất vấn đôi co.
Khi chị nọ kể lại giấc mơ một lần nữa, thì chị hàng cá đập tay vào đùi cái đét để tỏ ra
hối tiếc vì thiếu sót của mình.
– Con dê ăn cỏ dưới gốc cây kế bên cái lu nước phải không! Vậy thì số 10 đúng rồi.
Nè nghen! Cái cây là số 1, số 0 là cái miệng lu. Số 10 thì đúng rồi! Trời ơi tức quá!
Chắc lúc đó rối quá nên không nghĩ ra.
Chị nọ ngậm ngùi ra về với gương mặt tiếc hùi hụi, đành mất một số tiền oan. Chẳng
biết người ta dựa vào đâu mà lại có những con số bí ẩn ấy! Thật vô lý chẳng có cơ sở,
sách vở nào liên quan đến vấn đề trên. Nếu nói nằm trong những cuốn sách tử vi hoặc
bói toán thì quả thật là nực cười, tuy nhiên người có máu đề đóm thì cho rằng y vậy
thậm chí còn huyền diệu hơn thế nữa.
Lại nói đến chuyện nhỏ Hương từ chối lời cầu hôn của chàng kỹ sư mà người ta đang
làm đề tài bàn tán. Đầu dây mối nhợ là do thằng Đại đi lên thành phố làm hồ, quen
biết rồi rủ về quê chơi. Chàng kỹ sư ấy tên Dương, đi đâu cũng bỏ áo vào quần trông
lịch sự tao nhã, trên túi áo thường cài theo cây bút như người làm việc của một cơ
quan nào đó. Nói chuyện nhẹ nhàng lôi cuốn, làm người nghe phải có thiện cảm ngay
từ lúc ban đầu mới tiếp xúc. Thật ra thì Đại biết Dương là kỹ sư xây dựng chỉ mới đây
thôi! Ban đầu anh còn tưởng Dương làm thợ như mình nhưng hóa ra chẳng phải. Càng
hãnh diện hơn khi một kẻ học ít mà có bạn là kỹ sư xây dựng. Điều ấy làm Đại nở
mày nở mặt mỗi khi giới thiệu Dương với mọi người trong thôn. Lúc hai người trên xe
đò về quê chơi, Dương nói với anh rằng.
– Thực ra tôi là kỹ sư xây dựng chứ không phải thợ hồ. Sở dĩ làm vậy là học hỏi kinh
nghiệm để về sau lãnh đạo vài công trình mà chỉ đạo thi công. Anh cũng biết rồi, nếu
muốn làm việc lớn thì đòi hỏi phải thạo việc nhỏ trước tiên.
Thấy đôi mắt Đại có vẻ ngờ vực chưa tin tưởng, Dương lấy trong ví cái thẻ có in hình,
phần trên có ghi chữ kỹ sư màu đỏ rất lớn, ở dưới là họ và tên rồi một vài con số mà
Đại không hiểu đó là ký hiệu gì! Có lẽ bằng cấp hoặc số phép hành nghề, đại khái là
như vậy. Đại bỗng nhiên có thiện cảm và kính trọng Dương hơn. Khác với trước cứ
nói ngang, chọc ghẹo xem thường cho rằng Dương là thằng lười biếng! Anh em làm
muốn chết thì Dương lại trốn biệt tăm, nạnh việc để tự do đi cua gái đó đây. Bây giờ
thì khác, bao nhiêu cái ác cảm đã không còn! Dương cũng thấy bản thân mình có giá
trị lên hẳn một tầm cao mới. Thích được Đại giới thiệu với tất cả mọi người anh chính
là kỹ sư, những lần như thế thấy trong bụng nó xôn xao sung sướng thật khó tả. Trong
nhà của Đại ai cũng đều có thiện cảm với Dương, nhất là cha mẹ. Cha mẹ Đại hay
khen ngợi, cho rằng anh không bằng một phần nhỏ của Dương. Không những là người
học cao hiểu rộng, ăn nói cư xử phải phép, vẻ bề ngoài thanh lịch, có nghề nghiệp ổn
định, mà lại không kiêu căng vênh váo. Thử hỏi cái xóm này ai được như Dương, chắc
chắn sẽ đi trên mây, khinh thường những người chung quanh. Ban đầu Nga cũng có
thiện cảm với Dương lắm, nhưng cô sớm nhận ra con người này có gì đó không ổn.
Thứ nhất là Dương nói quá nhiều mà toàn là những chuyện chẳng đâu vào đâu. Thứ 2
màu mè những thứ không cần thiết, điển hình như đi đâu cũng bỏ áo vào quần, cây bút
luôn dính liền trong túi áo mặc dù Dương hoàn toàn không viết bất cứ một chữ nào,
chỉ tượng trưng cho có. Thứ 3 chưa biết gì về cô mà đòi yêu đương rồi hứa hẹn đủ
thứ. Tuy nhiên những ý kiến trên đều bị gia đình bác bỏ và cho rằng cô chưa đủ tầm
nhìn để đánh giá một con người như Dương. Bà Thanh thường rầy con gái rằng:
– Người ta là dân trí thức thứ thiệt nên quen với việc bỏ áo vào quần và thường mang
theo cây bút. Đã quen rồi thì khó mà từ bỏ. Mày không biết gì hết trơn.
Những lần như thế Nga chỉ im lặng chẳng nói gì thêm. Có khi bực mình khi nghe
Dương nói những lời sáo ngữ bên tai đề cập đến việc yêu đương, cô hét lên.
– Tui nể là bạn của anh Đại nên cho anh ở đây. Còn nói những lời đó thêm lần nữa tôi
mời anh ra khỏi nhà ngay tức thì.
Từ đó Dương nhận ra Nga rất khó tán tỉnh lại đanh đá chua ngoa, không như cha mẹ
cô và cả anh Đại. Thế là Dương đành phải bỏ cuộc mà chẳng có lấy một chút hy vọng
nào. Rồi một hôm Đại với Dương ngồi trước nhà đánh cờ tướng, thấy Hương đạp xe
vào tới sân trên tay cầm một khúc vải hồng nhạt, Hương gọi to:
– Nga có nhà không anh Đại?
Đại không ngước lên, chống cằm nhìn xuống bàn cờ đang tập trung cao độ để so tài
với đối phương.
– Nó ở phía sau nhà! Có gì không Hương?
– Dạ! Em đi may đồ, mang vải sang cho Nga.
Hương dựng xe đạp rồi đi ra phía sau gọi Nga. Đại nhìn theo không chớp mắt, Hương
đẹp hơn cả Nga, cách nói chuyện cũng quá dễ thương! Không như Nga một từ “dạ”
cũng chẳng có khi tiếp chuyện cùng nhau, ăn nói thì cộc lốc khó gần. Nga đi lên dùng
thước dây đo rồi nói cười cùng Hương.
– May áo dài để chuẩn bị làm đám cưới với anh Hùng phải không? – Nga hỏi.
– Đâu có, may để đi đám tiệc, chứ có cưới hỏi gì đâu. – Hương thẹn thùng trả lời.
– Từ đó đến nay có tin tức gì của anh Hùng không Hương?
– Không thấy gì hết. Hồi đi bộ đội thì thường viết thư về cho tao lắm! Nhưng từ khi
xuất khẩu lao động thì một lá cũng chẳng có. – Hương buồn bã trả lời.
– Thôi ráng chờ. Rồi anh Hùng cũng sẽ về làm đám cưới với mày! Anh không phải là
con người bạc bẽo! Tao luôn tin như vậy. Chắc là do ở nước ngoài thư từ về đây khó
quá đấy thôi. Đừng nghe người ta nói ra nói vào rồi thay lòng đổi dạ nghen Hương.
– Tao cũng không biết sao nữa Nga ơi. Chán lắm! Chẳng biết Hùng còn thương tao
không? Hay giờ đã có vợ nên quên luôn rồi.
– Không đâu! Hùng không phải là hạng người đó! Mày cứ tin lời tao. Anh còn thương
mày, vẫn nhớ mày từng ngày, mong muốn có tiền nhiều để sớm về xây tổ ấm.
– Sao mày biết?
Nga ngập ngừng vì câu hỏi bất ngờ từ Hương.
– Thì…thì…
– Thì sao hả Nga?
– Thì 3 đứa mình chơi chung với nhau từ hồi giờ kia mà nên cũng biết tính tình thôi.
Hương cười vui, xem đó như một lời động lực để tiếp tục chờ đợi. Hương nhìn ra bắt
gặp ánh mắt của Dương đang nhìn mình và nở nụ cười xã giao, Hương cũng cười đáp
lại như một phép lịch sự xưa nay. Cô ghé vào tai Nga hỏi nhỏ.
– Người đó là ai mà trông lạ quá vậy Nga? Hình như không phải người làng mình.
– À, ông đó làm chung với anh Đại ở đâu trên thành phố rồi rủ về nhà chơi.
– Tao tưởng đâu bồ mày chứ. – Hương nói rồi cười cùng Nga.
– Trời! Có chuyện đó hả Hương! Phải được như anh Hùng thì may ra…
Nga hốt hoảng vì nhận ra mình vừa vụt miệng lỡ lời. Cô vội vàng bào chữa ngay.
– Cái tánh ông đó kỳ lắm. Không được như anh Hùng của mày đâu.
Thấy cách bào chữa của mình hoàn toàn chưa hợp lý. Tự nhiên bồ mình thì liên quan
gì đến Hùng mà cô lại nhắc tới, nói cô chứ đâu phải Hương. Nga bối rối lảng sang
chuyện khác.
– Được rồi! Khoảng một tuần qua lấy nha Hương! Hoặc tao mang qua nhà cũng được.
Khỏi tiền công.
– Thôi! Để tao trả tiền! Lần nào may đồ cũng không lấy tiền, tao ngại chết đi được!
Lần này mày phải lấy. Tao về đây.
Hương bước chân ra về, Nga đưa tay vào ngực thở phào. May quá, Hương không để ý
tới câu nói ấy. Dương vẫn đưa mắt nhìn theo cái dáng của Hương đạp xe đến đầu ngõ.
Anh nhìn Đại rồi hỏi.
– Nhỏ đó là ai vậy Đại?
– Nhỏ Hương là bạn với út Nga. Nhà ở trên này chút xíu.
– Nó có chồng chưa?
– Chưa! Người yêu đi xuất khẩu lao động nước ngoài. Chắc bây giờ cũng đã có vợ.
Tội nghiệp con nhỏ, cứ ở nhà đợi suốt.
– Mày có thường sang nhà Hương chơi không?
– Có chứ! Tao sang đánh cờ với chú Út của nó suốt kia mà.
Như cá gặp nước, mắt của Dương sáng lên, cơ hội làm quen với Hương đang lên cao
chót vót. Với ngoại hình lịch lãm, lại ăn nói khôn khéo không trước sau gì cũng sẽ
chinh phục được Hương! Tài của tán gái của Dương từ xưa đến bây giờ đã đạt đến cực
điểm, hễ xuất chiêu là phải dính, tỉ lệ thất bại cực kỳ rất thấp. Huống gì có thẻ kỹ sư
bên mình, như một lá bùa hộ mệnh mà trước giờ luôn giúp Dương đánh gục biết bao
nhiêu người đẹp. Gã ngước lên nói với Đại rằng.
– Mày chơi cờ tệ quá. Không ấy, đưa sang đó để tao so tài với chú Út của Hương.
– Chú Út là cao thủ cờ tướng của xóm này đó ông thần. – Đại nói rồi lắc đầu cười trừ.
– Chính vì cao thủ nên tao mới muốn giao lưu, để học hỏi trau dồi thêm kiến thức. Đi
một ngày đàng học một sàng khôn mà bạn.
Đại thì chẳng muốn dẫn qua, nhưng gã cứ nài nỉ thuyết phục! Thôi thì cứ chiều ý. Biết
đâu sau này giúp ích gì đó trong công việc như đã hứa thì sao. Chơi với kỹ sư xây
dựng thì đằng nào cũng có lợi cho công việc của mình! Cơ hội thăng tiến sẽ mở rộng
thênh thang. Từ một người thợ hồ bình thường tương lai sẽ lên quản lý, thêm một bậc
nữa trở thành chủ thầu nếu giữ mải miết mối quan hệ tốt này. Kể từ đó Dương hay
sang nhà Hương uống cà phê rồi chơi cờ cùng chú Út. Thật ra thì việc đến nhà Hương
hết sức dễ dàng mà gã cứ tưởng khó khăn nên mới nhờ vào Đại! Biết vậy thì tự đi để
mất công bể chuyện, trước đó Dương đã cua Nga mà Đại chính là người mở đường.
Chẳng lẽ bây giờ cua em gái của bạn không được rồi chuyển sang tán nhỏ bạn thân
của em bạn! Vậy thì cả Đại lẫn Nga sẽ nghĩ gì về gã. Ngẫm tới điều ấy Dương tặc lưỡi
thấy nhiêu khê! Thế nào Nga cũng sẽ tiết lộ với Hương về bộ mặt thật của gã. Nhưng
thế thì đã sao, mục đích chính về đây để cưa gái kia mà! Chẳng lẽ tán Nga bất thành
thì không có quyền cưa người con gái khác hay sao! Biết đâu Hương sẽ xiêu lòng
nặng tình rồi chấp nhận tất cả mà không cần nghe ai nói, điều ấy cũng có thể xảy ra.
Nhà Hương là một tiệm tạp hóa nhỏ, phía trước cây trứng cá, đặt vài cái bàn cho
khách tới uống nước trò chuyện, đánh cờ, đa số đều là những người lớn tuổi ở trong
xóm. Nhờ có miệng lưỡi ăn nói Dương sớm chiếm được thiện cảm của cha mẹ
Hương! Có đôi lần gia đình mời vào ăn cơm, cũng chẳng biết là thật hay cho có lệ, gã
luôn lắc đầu từ chối. Riêng chú Út chẳng ưa gì Dương! Mỗi lần đi nước cờ nào hơi
khó thường ngước mặt lên, nhướng cặp chân mày rồi cười ha hả tỏ vẻ khinh thường
đắc ý, mặc dù ván nào gã cũng đều thua. Nếu ngày nào chú Út không sang đánh cờ thì
Dương vẫn đến rồi chơi cùng cu Đen. Ban đầu cu Đen nó còn xa lạ nhưng dần dần về
sau cũng chịu chơi cùng. Vì là con trai tinh nghịch chỉ có mới 10 tuổi, cu Đen bị câm
từ nhỏ, thích đùa giỡn bằng đấm đá bạo lực. Đôi khi đánh mạnh làm Dương nhăn mặt
cáu gắt vì đau, nhưng vẫn cố gượng cười rồi chửi thầm trong bụng:
– Thằng nhỏ câm mất dạy, nếu không có người lớn ở đây, thế nào tao cũng tố cho vài
bạt tai cho bõ tật hỗn láo.
Tức lắm! Nhưng Dương đành phải chịu đựng, chẳng lẽ đang cưa chị mà lại đi đánh
đứa em hay sao. Một buổi sáng mẹ dặn con gái đi chợ lấy đồ về bày bán, sẵn đó mua
thức ăn để nấu. Mẹ nói:
– Con coi lại cái nào gần hết thì mua: dầu gội, nước rửa chén, bột giặt, muối, tiêu,
đường, bột nêm, dầu lửa. – Bà nói xong đưa mắt nhìn về phía kệ tủ, xem còn cái nào
sắp hết nhằm bổ sung thêm.
– Nhiều vậy làm sao con nhớ hết đây. – Hương nói rồi gãi đầu nhìn mẹ.
Thấy vậy gã liền lên tiếng ngay.
– Để anh đi cùng Hương rồi xách tiếp, đồng thời nhắc luôn cho. Anh thấy cũng nhiều
đồ thật. – gã hớn hở nói đưa mắt về phía Hương.
Hương ngại ngần lắm! Cũng chẳng biết trả lời sao cho tình huống khó xử này. Sao có
thể để người lạ đi cùng mình đến chợ! Trên đó họ sẽ dòm ngó rồi đồn đại lung tung,
mất công lại tới tai người thân của Hùng! Lúc ấy rắc rối to, Hương sẽ khó giải thích.
Cô còn đang đắn đo thì bị mẹ giục.
– Đúng rồi! Dương cũng đang ở không chẳng có làm gì. Cháu giúp bác đi cùng Hương
nhé! Em nó còn khờ lắm, việc gì giao cũng chẳng thông. – mẹ nói xong rồi nhìn
Dương như chờ đợi sự chấp thuận. Đương nhiên gã sẽ đồng ý.
Cái câu “em nó còn khờ lắm” mẹ nói rất đúng về Hương mà chính bản thân gã cũng
thấy y chang. Bằng chứng là cô nói chuyện rất cởi mở, thậm chí kể hết chuyện tình
cảm giữa Hùng và cô! Đã có rất nhiều lần Dương bàn ra với mục đích để Hương quên
Hùng. Gã có thêm cơ hội rộng mở, sẵn sàng tâm lý tiến sâu vào bên trong! Những lần
như thế có vẻ Hương rất nao núng, im lặng khá lâu, không biết rằng mình có nên tiếp
tục chờ đợi Hùng hay không. Tuy rằng đồng tuổi với Nga, nhưng cái tính của Hương
không sâu sắc thiếu lập trường vững vàng. Nếu như không có lời khuyên nhủ thường
xuyên từ Nga, thì bây giờ Hương quên Hùng, đón nhận tình cảm mới từ lâu lắc rồi.
Chính Nga cũng không hiểu vì sao mình có thể làm vậy. Tại sao lại giữ tình cảm cho
bạn, trong khi bản thân cũng yêu Hùng. Cô thừa biết Hùng hoàn toàn chẳng có tình
cảm gì với mình. Nhớ lúc trước anh chưa đi bộ đội còn ở nhà làm nông! Cứ mỗi lần
cô đi học may về thường ghé lại cánh đồng nơi anh đang loay hoay cắt cỏ, dừng xe
đạp gọi to.
– Anh Hùng ơi…Sao bây giờ chưa chịu về ăn cơm? Trời sắp tối rồi.
– Cô Nga đi học về rồi đó hả? Tôi đang cắt cỏ bờ! Cắt xong lối này thì nghỉ. Cô Nga
về trước đi. – Hùng nói xong, tiếp tục cặm cụi làm việc đang dang dở.
– Để mai làm. Về cùng nhau luôn. Đường tới thôn vắng lắm, đi một mình em sợ. – Nga
vẫn cố nài nỉ.
– Dân quê mà lại sợ đường vắng. Thôi để tôi gom cỏ lại rồi mình đi. – Hùng chép
miệng, lắc đầu cười.
Nga nói thật vì đoạn đường từ ngoài đồng về xóm mất khoảng 10 phút đạp xe. Xung
quanh vắng vẻ, hai bên cây cối um tùm chẳng có lấy một căn nhà nào. Hùng đưa Nga
về giữa đồng không mông quạnh, dù sao hai người đỡ sợ hơn là một. Cô hỏi anh rằng.
– Nghe nói anh Hùng trúng nghĩa vụ quân sự phải không?
– Đúng rồi cô Nga. – Hùng trả lời ngắn gọn.
– Trời đất! Vậy anh đi bộ đội thì em sẽ không dám về đường này nữa đâu. Có anh đưa
cũng thấy an tâm hơn.
– Cô Nga cứ nói quá vấn đề lên. Không có tôi thì còn vô số người khác! Thôn mình
đều làm ruộng ở đây kia mà. Lo xa quá, còn lâu lắm mới đi! Lúc đó cô Nga ra thợ
may rồi cũng nên.
Hùng luôn là người đi làm về trễ vốn dĩ anh siêng năng có tiếng. Nga cũng thường học
về rất muộn, vì từ huyện đạp xe đến tận xã quá xa.
– Anh có định làm đám cưới với Hương rồi mới đi lính không? – Nga hỏi.
– Ai lại cưới vợ mà lại để vợ thui thủi một mình ở nhà. Tôi dự định ra quân xong rồi đi
làm kiếm tiền, có cuộc sống dư dả thì lúc ấy mới tính tới chuyện hôn nhân. – Hùng
cười rồi đáp.
– Ừa anh Hùng tính cũng phải, xứ mình mà cuộc sống vất vả, thiếu trước hụt sau thì
không mấy là hạnh phúc lắm đâu.
– Bởi vì Hương không có cái nghề kiếm ra tiền, nên tôi phải ra sức làm thôi.
– Chính vậy nên em mới đi học nghề may. Mong muốn sau này chồng đỡ vất vả hơn.
– Ừ! Cô Nga biết nghĩ xa xôi cho tương lai đó! Ai lấy làm vợ thì quả là có phúc đến ba
đời.
Kể từ dạo ấy mỗi chiều Hùng đều chở Nga về nhà! Cô cũng chẳng biết đã yêu anh từ
bao giờ. Mọi việc cô đều gọi Hùng sang giúp, anh Đại suốt ngày đi làm kiếm tiền
vắng nhà nên chẳng biết nhờ ai. Nghĩ mà buồn cười, cái xóm gì mà toàn là đàn bà con
gái, người già và trẻ con, thanh niên thì chẳng có mấy ai. Cứ nhà ai có việc khiêng vác
nặng nề thì gọi trai tráng đến lo liệu. Hùng cũng đã từng phụ rất nhiều việc cho nhà
Nga! Điển hình cái hàng rào còn đến nay là do Hùng chặt tre làm giúp. Chẳng phải
Nga có cảm tình với Hùng từ chỗ đó, không có anh thì còn có người khác đến giúp
thôi! Xóm này tuy ít đàn ông chứ không phải chẳng có lấy một ai. Vấn đề chính là:
anh thuộc người hiền lành, chất phác! Tuy không phải là mẫu đàn ông lý tưởng, đẹp
trai tới nỗi khiến những cô gái phải điêu đứng ôm mộng! Nhưng trong mắt của Nga
lẫn Hương thì Hùng nổi trội hơn so với những người đàn ông khác! Bằng chứng là cả
hai đều yêu anh hết lòng. Từ lúc Hùng nhận ra Nga có cảm tình riêng với mình, anh
thường tránh né thậm chí là không dám đi ngang nhà cô. Chẳng phải sợ Nga, đúng
hơn là anh lo Hương hiểu sai rồi tình bạn giữa hai người con gái sẽ không còn như
trước. Anh cũng cảm thấy an tâm vì Nga rất gìn giữ ý tứ. Tính tới thời điểm này
Hương chưa biết đứa bạn thân cũng đang có tình ý với người yêu của mình. Bản thân
vốn không có cái nhìn sâu sắc, nghĩ đơn giản cả 3 quá thân thiết vì chơi cùng nhau từ
thuở xa lắc xa lơ.
Ngày gia đình Hùng làm tiệc để chuẩn bị tiễn anh đi lên đường nhập ngũ. Chiều đó
Nga cùng Hương sang phụ chị Hạnh nấu nướng. Hương hân hoan cười nói rất vô tư,
riêng Nga thì tâm tư nặng nề chẳng một tiếng cười nào! Đương nhiên là Nga buồn!
Thấy vậy chị Hạnh hỏi.
– Nay em bệnh hả Nga. – Hạnh, người chị cả của Hùng hỏi.
– Dạ, tối qua thức khuya may đồ, giờ em thấy đau đầu quá trời.
– Thôi em cứ về nghỉ ngơi! Để chị với Hương ở đây lo liệu được rồi.
– Dạ, không sao đâu chị hai. Em thấy quen rồi.
Chị Hai là tiếng gọi mà nào giờ cả hai người đều gọi chung như thế. Nga nói thức
khuya may đồ là có thật! Trước đó một ngày nghe Hùng báo tin sắp sửa lên đường, cô
chẳng biết tặng gì cho anh để có gọi là kỷ niệm. Vốn là người sâu sắc chu đáo, chỉ
muốn tặng những gì mà chính đôi tay tự làm ra. Không như Hương lên chợ mua vài
món đồ gọn nhẹ cho người yêu trước lúc lên đường. Thế là Nga vội vã lấy thước dây
chạy sang nhà để lấy số đo từ anh. Cô thì thầm nói khẽ.
– Anh Hùng sắp xa nhà đi nhập ngũ! Em chẳng biết tặng gì, thôi để may cho anh bộ
đồ.
Hùng gỡ tay cô ra gương mặt chưa hết sự ngỡ ngàng, kèm nỗi lúng túng đầy ngượng
ngùng.
– Cô Nga may cho tôi làm gì? Đi bộ đội chứ có phải đi du lịch đâu mà quần xinh với
áo đẹp.
Mặc dù đã nói thế nhưng tối ấy Nga đã cố gắng may xong rồi mang sang. Không quên
dặn anh giữ gìn sức khỏe, phải thường xuyên viết thư về cho cô hoặc Hương. Thức
khuya may đồ là Nga đang nói thật với chị Hạnh, nhưng bảo bị đau đầu là hoàn toàn
nói dối! Bởi vì cô cũng thường xuyên thức khuya để may đồ cho khách, đâu phải đêm
qua mới là lần đầu tiên. Chẳng qua Nga buồn vì biết sắp tới không còn thấy Hùng rất
thường như mọi khi. Nhắc tới vụ thức khuya may đồ thì chị Hạnh vụt miệng hỏi.
– Đêm qua thức khuya may đồ cho Hùng nhà chị chứ gì. Tội nghiệp em quá Nga ơi!
Bạn bè như thế thì có gì quý bằng.
Câu nói ấy khiến Nga phải thực sự sững sờ, riêng Hương thì tắt hẳn nụ cười. Hương
nhìn Nga rồi hỏi.
– Mày may đồ tặng anh Hùng hả Nga?
Câu hỏi ấy chẳng có gì gọi là quá to tát ghê gớm, nếu có thì đã sao? Chẳng lẽ có bạn
là thợ may mà lại không được quyền may đồ tặng? Nhưng sao Nga xem đó là câu hỏi
quá sức tưởng tượng đối với mình. Nó bình thường là đối với người rất đỗi bình
thường! Riêng với Nga điều ấy bất thường có gì đó nặng nề đầy nỗi lo sợ! Vì cô cũng
đang có tình cảm với Hùng, khi nghe Hương hỏi Nga sững sờ giật mình là phải. Thấy
Nga còn đang lưỡng lự khó xử, Hùng lại làm vị cứu tinh trả lời thay cô.
– Đúng vậy! Anh có đặt cô Nga may giúp bộ đồ để mặc. Tiền công và vải đã trả đủ
cho cho Nga từ tối qua rồi. Em đừng bận tâm nhé.
Anh phải dùng từ “tiền công” để Hương khỏi phải nghi ngờ thắc mắc rồi hỏi vòng vo,
thật ra anh có trả bất cứ đồng nào cho Nga đâu. Bây giờ mới thấy cả Hương và Nga
đều thở phào nhẹ nhõm. Nga nhìn anh như muốn nói cảm ơn vì đã gỡ rối, ngay lúc
này cô cảm thấy thương Hùng nhiều hơn. Đã có rất nhiều lần Nga muốn gạt phăng cái
tư tưởng yêu Hùng ra khỏi con người mình! Vì anh không yêu cô, anh đã có Hương,
chưa nói đến Hương chính là bạn thân! Yêu đơn phương như thế thì chỉ có duy nhất
mình cô tự đeo gông khổ vào người. Biết thế, nhưng sao cô không thể làm trái với
những điều tư tưởng ấy. Sáng sớm cô cùng Hương thức dậy thật sớm tiễn chân Hùng
ra chợ để chuẩn bị lên đường. Cái chợ của hôm nào đông đúc người lui tới, tiếng nói
tiếng cười rất ồn ào huyên náo. Bây giờ cô thấy nó im lặng vắng vẻ, tiêu điều trông
thê thảm đến thế! Có chút buồn man mác hiện trong đôi mắt bé nhỏ. Thế là từ đó
Hùng đi! Trong thời gian ấy Hùng vẫn gửi thư về thăm hỏi đủ điều! Thời gian sau
hoàn thành nghĩa vụ, trở về nơi xưa. Được một thời gian ngắn anh lại tiếp tục khăn gói
lên đường, lần này đi xa tận nước ngoài chẳng biết khi nào mới trở lại cái đường lối
cũ. Lần thứ 2 cũng chỉ có Nga và Hương tiễn bước ra chợ, nơi này đã 2 lần tiễn bóng
người yêu. Đến bây giờ mỗi lần đi ngang chợ Nga vẫn thấy nao nao nhớ Hùng! Có thể
Hương cũng có cảm giác ấy, khác là một người nói ra và một người im lặng chẳng
dám hé môi. Cái chợ trải qua bao năm tháng từ mảng rêu bám vào lưng tường đến lột
xác sơn phết lại đã bao nhiêu lần rồi mà cái dáng của Hùng vẫn chưa thấy trở về.
Hương và Nga đều chẳng có tin tức gì từ dạo ấy! Mỗi lần gặp Hương câu hỏi đầu tiên
mà Nga luôn dành cho bạn mình “có tin gì của anh Hùng chưa”?. Có lẽ Nga luôn
nóng lòng muốn biết hơn cả Hương là đằng khác, nhưng rồi cả hai đều chờ trong
những tiếng thở dài. Kể từ khi Đại đưa Dương về nhà chơi, người ta cứ đồn ầm ĩ lên
về việc Hương từ chối lời cầu hôn của Dương. Kẻ nói ra người nói vào nghe riết mà
chẳng thấy hết chuyện. Lúc chàng kỹ sư cầu hôn, Hương còn đang lưỡng lự nửa muốn
lại nửa không, khi nghe Nga nói hết tất cả thì Hương thẳng thừng từ chối mà không
cần đắn đo gì thêm. Về phần Dương chưa bao giờ cảm thấy tủi thân, thất bại như bây
giờ! Ban đầu gã suy nghĩ gái quê là dễ dàng tán tỉnh, cứ nổ mình là người giàu có, học
cao hiểu rộng, nghề nghiệp ổn định thì có vô số cô gái tự sa vào! Nhưng thấy nhiêu
khê thật! Tán gái chuyên nghiệp bằng miệng lưỡi mà không cưa được con gái quê lại
đến cả 2 đứa thì chẳng còn mặt mũi nào ở đây. Lý do ấy khiến gã trở lại thành phố
nhất quyết không về đây nữa. Rồi thời gian sau Đại về quê nói ra hết tất cả khi trên đó
làm cùng, chứng kiến những điều mà người ta nói về Dương.
– Thằng đó có phải kỹ sư gì đâu. Nó nổ đấy! Mấy người làm cùng nói, dùng cái thẻ giả
mục đích chỉ để thị y ra oai với con gái. Bị quản lý đuổi việc cũng vì cái tật đó. Mới
học tới lớp 7 thôi.
Bây giờ người ở quê mới cảm thấy ngao ngán mất lòng tin! Cũng may cả Nga và
Hương chẳng ai xiêu lòng. Mà khó hiểu nhất vẫn là Nga! Tại sao Nga lại cứ khuyên
Hương từ chối tất cả để đợi chờ Hùng, khi đó chính cô cũng yêu anh đậm sâu. Sao
không xúi giục Hương quen người đàn ông khác! Nếu vậy thì chẳng phải sau này
Hùng trở về thì anh chính thức thành của cô rồi hay sao? Trên đời này lại có chuyện
dở khóc dở cười lạ lùng đến như vậy. Ai đó tỏ tình với Hương thì Nga phải mừng vui
rồi nói vào cho họ thành đôi! Nhưng Nga hoàn toàn không muốn! Ôi thật khó hiểu.
Những khi ngồi bên bàn may nhớ tới Hùng, cô hay sang nhà anh nói chuyện cùng mẹ
và chị Hạnh cho khuây khỏa trong lòng. Nhà Hùng thì có tất cả 3 người: Hạnh, Hùng,
Phúc! Chị Hạnh lấy chồng được vài năm thì chồng bị bạo bệnh đột ngột qua đời. Chị
về sống với mẹ, thời gian ấy anh chị vẫn chưa có con chung. Phúc thì đi lấy chồng ở
huyện lâu lâu mới về thăm, nhà còn lại chỉ toàn là đàn bà việc cô sang chơi cũng
chẳng có ai xì xào bàn tán. Cô cũng thường sang phụ giúp nấu nướng mỗi khi nhà
Hùng có việc như giỗ chạp chẳng hạn! Hoặc đi chợ rồi mua thêm một ít trái cây để
biếu mẹ anh. Mới đây nhất là ngày Đại đưa Dương về nhà chơi, cô mua cá lóc nấu
cháo rau đắng đãi khách, chừa phần còn lại múc vào tô mang đến nhà để mẹ Hùng
được bồi dưỡng. Nói về chấm điểm thì trong mắt mẹ và chị Hạnh thì Nga lại đạt điểm
cao hơn cả Hương. Có lần Nga sang chơi, chị Hạnh nói rằng:
– Không biết con Hương có thương thằng Hùng thiệt không? Sao cứ nghe người ta nói
ra nói vào, thấy vẻ muốn xiêu lòng. Hùng đi làm cũng vì tương lai của hai đứa, biết
rằng là chờ lâu, nhưng không phải Hùng thay lòng đổi dạ. Nếu thế thì nó đã nói cho
nhà biết đã lâu. Chị tin Hùng vẫn thương nhỏ Hương, mong ngày sớm quay về.
Thật ra thì Nga cũng tin như vậy, nhưng cô vẫn thấy buồn khi nghe chị Hạnh về nhắc
tới tương lai của hai người. Tức là không dính dáng gì đến Nga trong ấy! Cũng đồng
nghĩa cô hoàn toàn chẳng có hy vọng nào. Hôm nay nhớ Hùng, Nga lại đến nhà. Vừa
thấy cô từ ngõ bước vào chị Hạnh gọi to.
– Nga đó hả em! Vào nhà chơi!
Nga vô nhà nói bâng quơ một lát rồi đề cập đến chuyện của Hùng.
– Từ lúc anh Hùng đi tới giờ. Không có tin tức gì luôn sao chị Hạnh?
– Có chứ. Hùng vẫn thư từ về đều đặn mà. – chị Hạnh nói rồi kéo cái ghế nhựa ngồi
cạnh Nga.
Nga nghe xong mừng lắm, đôi mắt sáng lên, hỏi liên tục.
– Anh Hùng gửi thư từ bao giờ? Tính nay là bao lâu rồi chị? Trong thư anh ấy nói gì?
Đó là lá thư thứ mấy?
– Chị nhận thư cách đây hơn nửa tháng. Trong thư Hùng có hỏi tại sao nhỏ Hương lại
không hồi âm, hãy hỏi giúp để biết lý do. Đây là lá thư thứ 2. Hùng còn dặn đừng hồi
âm lại vì bây giờ đã ra ngoài nơi ở chưa xác định được địa chỉ. Nhưng có để lại số
điện thoại! Khi nào Hương có câu trả lời thì gọi theo số này cho nó biết. Mà chị cũng
không rành có phải là số điện thoại không nữa! Thấy lạ quá. Em xem giúp chị nhé. –
nói xong chị Hạnh trở vô ngăn tủ lấy ra 2 bìa thư trao cho Nga.
Nga đọc không sót bất cứ một chữ nào của hai lá thư trên! Cô cũng thận trọng viết lại
số điện thoại của Hùng. Thì ra bấy lâu nay anh có gửi thư về cho Hương, nhưng
Hương không hồi âm. Lẽ nào Hương đã thay lòng không còn yêu Hùng nữa! Tại sao
Hương có thể tàn nhẫn với anh như thế?. Vậy là Hương giấu luôn cả cô! Không lẽ
Hương nhận ra cô cũng đang yêu Hùng nên mới có thái độ âm thầm chia rẽ này. Bấy
nhiêu đó đủ làm Nga rối rắm, chìm đắm vào suy nghĩ mông lung mà quên rằng cô
đang nói chuyện với chị Hạnh. Thấy Nga có gì đó khác lạ khi đọc thư của Hùng, chị
Hạnh gọi.
– Nga…Nga… em sao vậy?
Bây giờ Nga mới hoàn hồn, nhưng còn trả lời lắp bắp.
– Dạ…dạ… là số điện thoại thật đó chị! Do là số ở nước ngoài nên nhìn nó lạ đấy thôi.
Việc này chị cứ giao cho em. Em sẽ hỏi Hương cho ra lẽ, chính em cũng gọi điện
thoại cho anh Hùng biết nguyên do. Bây giờ em về đây! Thưa bác cháu về. – Nga nhìn
mẹ Hùng sau câu nói, rồi vội vàng cầm tờ giấy có ghi số điện thoại chạy nhanh ra.
Cả chị Hạnh và mẹ đều khen Nga là người bạn tốt, luôn lo cho tương lai của cả hai.
Tuy Nga không đẹp sắc sảo như Hương, nhưng tính tình thì trong xóm này chẳng đứa
con gái nào mà có thể so sánh được. Nghĩ đến việc từ bấy lâu nay Hùng có gửi thư từ
nước ngoài về cho Hương nhưng chẳng nhận lại bất cứ hồi âm nào! Nga cảm thấy bất
an rồi suy diễn lung tung. Lẽ nào Hương đã biết nên giấu Nga vì đó là chuyện tình
cảm riêng tư, chỉ có hai người biết không thể nào tiết lộ với người thứ ba! Mà cũng
không đúng, nếu Hương đã biết rồi thế tại sao còn vui vẻ hòa đồng với cô như chưa hề
có bất cứ chuyện gì đang diễn ra! Vốn dĩ cái tính của Hương luôn nói thẳng không che
đậy để bụng! Nga thừa biết. Rốt cuộc chuyện này như thế nào! Chỉ có bấy nhiêu cũng
đủ Nga giày vò đầu óc, mất bình tĩnh, rối ren chẳng biết gỡ đầu nào cho suôn. Cô phải
cố tìm ra câu trả lời cho thỏa đáng, loại bỏ hết tất cả các phương án suy diễn lung tung
mà cô cho rằng hoàn toàn không hợp lý để đi đến kết luận chính xác, cũng chả biết
phải làm như thế nào. Nghĩ mãi chẳng ra, cuối cùng đành tới nhà Hương để hỏi cho ra
lẽ, đồng thời phải luôn tìm cách nói vòng vo nhằm dò xét, xem Hương có thái độ ra
sao, biết thật hay chưa, phản ứng như thế nào khi đối diện Nga. Đến nhà Hương thấy
chẳng có ai trừ thằng cu Đen đang ngồi chơi dưới cây trứng cá, nó đưa ngón tay vẽ vẽ
cái gì đó dưới nền đất.
– Chị Hương của Đen có ở nhà không?
Nó ngước nhìn Nga, cười rồi lắc đầu, đồng thời ra dấu mà cô chẳng hiểu thằng bé
đang nói gì. Thấy Nga có vẻ như không hiểu, nó viết xuống.
– Chị Nga và ba mẹ đi ăn đám giỗ nhà ngoại! Còn em coi nhà không đi cùng.
Sực nhớ ra! Đúng rồi! Hôm nay là ngày giỗ của ngoại Hương. Ba mẹ cô cũng ra ngoài
đó đến bây giờ chưa thấy về. Nga lấy tay xoa đầu nó rồi nói.
– Đen có nhớ anh Hùng không?
Thằng bé lấy tay xóa đi những cái nét cũ dưới đất rồi viết câu trả lời.
– Có.
– Đen nè! Em có nghe Hương thường nói gì về chị Nga không? Điển hình như là: nhỏ
đó thế này thế kia, đại khái là vậy – Nga nhìn quanh chẳng có ai rồi mới hỏi.
Thằng bé lắc đầu. Nga thấy an tâm. Cô tiếp tục nhìn trước ngó sau xem có ai không,
rồi ghé tai thằng bé hỏi nhỏ.
– Từ trước đến giờ! Nhà em có nhận được thư từ của ai gửi về hay không?
Thằng bé gật đầu. Bây giờ thì Nga không còn nghi ngờ gì nữa! Hương đã nhận được
thư của Hùng nhưng nhất quyết không hồi âm.
– Thế thì Đen có biết ai là người gửi thư không? – Nga hỏi bâng quơ thế thôi chứ thư
của ai thì làm sao thằng bé biết. Chỉ là sẵn đà rồi hỏi cho có chuyện thế thôi.
Nhưng không ngờ thằng bé lại gật đầu, không những vậy nó còn viết chữ “Hùng”
xuống đất rất rõ ràng.
– Thế lá thư đó còn ở đây chăng? Có thể cho chị Nga mượn coi? Thật ra chị muốn
xem là để đi tìm mua cái bìa thư giống hệt vậy, chứ chẳng có gì đâu. – Nói xong câu
đó Nga cảm thấy hổ thẹn, vì có ý định muốn đọc thư trộm của người khác, thêm một
việc xấu là nói dối thằng bé.
Nga hoàn toàn không có ý định mua bao thư, mua để làm gì, vì Nga có gửi thư cho ai
đâu! Nhưng sợ thằng bé biết bí mật của mình rồi nói lại với Hương nên cô đành phải
nói thế. Nhưng thằng bé lại lắc đầu đồng thời viết.
– Mới nhận thư thì mẹ quăng vào bếp lửa! Lúc đó chị Hương đã đi chợ.
Hóa ra chính Hương cũng chưa đọc được lá thư ấy! Cũng hoàn toàn không biết Hùng
có gửi thư về cho cô! Nhưng tại sao mẹ của Hương làm vậy?
– Thư của chị Hương, sao mẹ lại đem đốt?
Thằng bé kéo tay Nga ngồi sát rồi nhặt một nhánh cây khô bẻ ra để làm bút.
– Nghe mẹ nói với ba. Đi coi bói thấy anh Hùng và chị Hương không hợp tuổi. Ba mẹ
bàn sẽ gả chị Hương cho chú Dương hoặc chú Phong.
Nghe xong Nga cảm thấy tá hỏa. Vậy là chính cha mẹ ngăn cản tình cảm của Hương
và Hùng! Nhưng từ lúc nào thì ngay cả thằng bé cũng không được rõ. Chú Dương, có
lẽ tên kỹ sư dỏm mà cô đã biết! Nhưng Phong là ai thì Nga hoàn toàn chưa nghe tới.
Cô cố nhớ lại xem trong cái xóm này có ai tên Phong không? Đành thua, vì chẳng có
người đàn ông nào tên đó còn đang độc thân. Nga nhìn sang thằng bé rồi nói.
– Chú Phong nào?
– Bộ đội. – thằng bé viết nhanh vội vàng.
Nga thực sự ngỡ ngàng trước câu trả lời của thằng bé! Hương quen với bộ đội từ khi
nào? Sao Nga hoàn toàn không biết?.
– Thế chị Hương có biết chú Phong ấy không? Chú Phong có đến nhà Đen chơi bao
giờ chưa?
Thằng bé lại gật đầu và chỉ tay vào cái bụng phệ tròn đầy của nó. Tất nhiên là Nga
hoàn toàn không hiểu.
– Đen muốn nói gì?
– Chị Hương có em bé giống cô giáo Trinh. – Thằng bé viết.
Cô giáo Trinh của thằng bé thì Nga có biết vì cô Trinh cũng từng đến nhà đặt may áo
dài. Nga còn nhớ lúc đó Trinh có nói.
– May để đó chứ em cũng chưa có dùng liền đâu. Khi nào đẻ xong thì mặc đi dạy! Để
vải bỏ đó mãi sợ hư nhăn nheo, chuột gián gặm nhấm, thì uổng phí lắm.
Nga đang nghĩ chắc thằng bé đang nói lung tung. Cô Trinh có thai thì đó là chuyện hết
sức bình thường! Nhưng Hương chưa có chồng mà thai với bầu gì. Vả lại tuổi nhỏ như
thằng bé thì biết cái gì mà thai với không. Nga cười rồi xoa đầu thằng bé. Bỗng nhiên
nó lại viết thêm.
– Mẹ chửi chị Hương quá trời. Đánh bằng cán chổi. Mẹ nói thứ hư thân mất nết, không
chồng mà chửa hoang.
Nga bỗng nhiên hốt hoảng rồi tiếp tục nhìn xung quanh, ghé sát vào tai gằn giọng hỏi
lại.
– Em nói ai có thai. Chị Hương hả?.
Thằng bé lại gật đầu, viết thêm.
– Chị khóc cả đêm. Bị mẹ đuổi đi một thời gian rồi mới trở về nhà.
Nga cố nhớ ra. Có một lần Hương nói đi lên huyện học nghề! Kể từ đó Hương xa nhà
gần cả một năm trời. Lúc Hương về, Nga có hỏi.
– Học nghề sao rồi Hương! Sắp ra nghề chưa? Mà nghề gì vậy? Đi mà không nói với
tao tiếng nào hết trơn.
– Ôi chán lắm mày ơi! Tao đi học nghề tóc với trang điểm cô dâu, mà nửa chừng thấy
quá mệt mỏi, bỏ học về nhà luôn. – Hương nói rồi than vãn thở dài.
Nhưng đó là chuyện đã qua lâu, tại sao bây giờ thằng bé lại nhắc. Hương xa nhà chỉ có
duy nhất lần đó, Nga cam kết là thằng bé nói từ dạo ấy. Cô dò hỏi thêm.
– Thế chú Phong là ai?
Thằng bé hồn nhiên viết dưới nền đất cả một đoạn dài thườn thượt.
– Chú Phong qua đây uống cà phê rồi quen với chị Hương. Hay cho tiền để em ra chợ
mua kem những lúc ba mẹ vắng nhà. Có lần đi nửa đường em quên cái mũ bỏ ở trong
buồng, khi chạy về lấy thấy chú Phong và chị Hương cả 2 không mặc quần áo đang
nằm ôm lấy nhau. Chị Hương dặn em không được cho cha mẹ biết, nếu nói ra cá sấu
sẽ ăn thịt mất. Em sợ quá khóc to.
Nghe xong Nga thực sự hoảng hốt vì trẻ em không hề biết đặt điều nói dối. Ở trong
xóm này Hùng là người Đen thích nhất, anh đi đâu nó cũng đòi theo, cái gì ở nhà cũng
nói cho anh biết. Nhớ ra điều ấy Nga gằn giọng hù dọa thằng bé.
– Những gì mà hôm nay em đã thổ lộ với chị, tuyệt đối không được nói lại cho mẹ cha
và cả chị Hương biết! Nghe chưa? Khi anh Hùng trở về cũng vậy, đừng nhắc gì tới!
Nhất là việc của chị Hương và chú Phong lõa lồ ôm nhau trong buồng. Đen mà không
giữ kín thì cá sấu sẽ ăn thịt thật sự đó. Chị Nga cho tiền đây! Từ nay về sau sẽ thường
xuyên cho Đen! Nhưng đừng nói với bất cứ ai là chị Nga cho tiền nhé. Đen mà chẳng
nghe lời, làm anh Hùng buồn! Anh sẽ bỏ Đen mà đi, thậm chí không bao giờ chơi với
em nữa đó.
Nga đưa tiền cho thằng bé rồi xóa hết tất cả những gì mà nó vừa viết. Cô phải dọa như
thế vì hiểu rằng nó rất mến Hùng. Cô biết chắc chắn thằng bé sẽ không bao giờ nói,
trừ khi cô hoặc Hùng yêu cầu. Không ngờ Hương đã lừa dối Hùng trong suốt quãng
thời gian qua! Tại sao Hương lại trở thành con người tệ bạc đến vậy! Hương có thai từ
khi nào? Ông Phong mà thằng bé nói bây giờ đang ở đâu? Việc này có nên nói cho
Hùng biết hay không? Mong muốn Hùng và Hương có được một hạnh phúc viên mãn,
dù đau lòng cô vẫn cam tâm chấp nhận! Nhưng Hùng đang bị chính cô bạn thân mình
phản bội! Đau càng đau, thà rằng một người con gái khác có lẽ cô sẽ cảm thấy dễ chịu
thoải mái hơn! Nhưng đằng này…
Nga bước chân ra về với tâm tư nặng trĩu. Chiều đó cô không ăn uống gì cứ vào
buồng mà khóc! Cô khóc là khóc cho Hùng. Đi làm xa vất vả lam lũ chỉ để mang
mộng trở về xây đắp hạnh phúc với người mình thương. Riêng người ở lại nhởn nhơ,
trao thân cho người khác đã từ lâu lắm rồi. Nga thấy mình mang nặng trách nhiệm hơn
tất cả dù biết cô chẳng có liên quan gì đến chuyện này. Bây giờ cô phải làm sao để trả
lời chị Hạnh và cả Hùng về việc Hương không hồi âm. Chẳng lẽ nói mẹ của Hương đã
tiêu hủy lá thư vì cấm cản không cho hai người quen nhau. Lý do là vì bác ấy đi xem
bói thầy nói không hợp tuổi hay sao? Sao có thể nói thế! Rồi có nên vạch trần sự thật
về Hương không? Cả đêm đó cô không tài nào nhắm mắt được, cứ lăn qua lăn lại suy
nghĩ miên man rồi lại tự khóc thầm một mình. Bói toán là một cái gì đó mà người cứ
mê muội tin vào dù nó hoàn chẳng có căn cứ nào khả thi! Trước khi lấy vợ gả chồng
người ta đi xem ngày lành tháng tốt rồi mới tiến hành tổ chức cưới hỏi! Vậy mà vẫn
có vô số vụ ly hôn, kết quả là con có cha thì thiếu mẹ mà có mẹ lại thiếu cha. Làm
nghề thầy bói xem ra cũng sướng cái cuộc đời! Nếu may mắn đoán đúng một vài điều
sẽ được người ta đồn thổi tung hô, xem như vị thần thánh giáng thế. Nếu đoán sai thì
cũng chả có sao, cứ trả lời phước lành chưa tới nên có kết quả không như ý. Ai lại đi
trách những thứ ấy! Nếu có, thì trách số phận của mình quá đen đủi. Trường hợp bà
Ba ở xóm trên, nghe đồn thầy này hay, thế là tìm tới để xem. Thầy phán rằng:
– Quý cô tuổi ngọ mà sinh vào buổi sáng là giờ đài các! Đó là lúc bình minh thức dậy,
luôn có mọi điều mới mẻ, công việc thuận buồm xuôi gió, ăn nên làm ra. Quý cô
thuộc mạng thủy chính thế hãy đào ao nuôi cá, ắt hẳn sẽ giàu sang trong nay mai.
Bà ríu rít cảm ơn rồi về gom tiền mua đất nhằm đào ao nuôi cá như lời thầy đã phán.
Chẳng biết nuôi thế nào mà cá chết hàng loạt thua lỗ đến trắng tay. Khi bà tìm đến
chất vấn thì được thầy nói rằng.
– Đó là do nghiệp, không phải tại quẻ không linh thiêng. Tôi coi luôn đúng! Nhưng
yên tâm con trai của bà sẽ gây dựng lại.
– Tôi làm gì có con trai. Chỉ có một đứa con gái 24 tuổi. – Nghe đến đây bà hết sức
bàng hoàng.
– Không con trai thì đứa con gái 24 tuổi ấy. – thầy nói.
– Nhưng con gái tôi bị thiểu năng từ bé thì làm sao mà gây dựng. – Bà nổi cáu trước
câu nói của thầy.
– Thì chồng bà. – thầy tiếp tục nói.
– Chồng tôi chết lâu rồi. – bà bực tức bỏ ra về không cần phải chào hỏi cung kính như
lúc ban đầu mới tới.
Thầy vội vàng nói với theo.
– Tất cả trên đời này đều do nghiệp báo nhân quả mà ra.
Còn vô số chuyện bói toán khác dở khóc dở cười mà người ta vẫn tin như một quy
luật tất yếu. Chuyện Hùng với Hương có hợp tuổi hay không nó chẳng còn cần thiết
nữa! Quan trọng là họ đã yêu nhau, sống cùng ra làm sao. Lẽ nào khi con người ta
đang yêu đương thắm thiết, rồi phải ly biệt chỉ vì tin lời thầy phán.
Sáng đó Nga đạp xe ra bưu điện. Cô cứ đắn đo đứng tần ngần ở phía trước nhìn vào
hồi lâu. Chẳng biết có nên gọi điện thoại cho Hùng hay không? Mà gọi thì nói cái gì
bây giờ, kể hết đầu đuôi những gì đã biết thì cô lại không đủ can đảm. Với lại Hùng sẽ
rất buồn, không còn tâm trí để tiếp tục làm việc. Cô không muốn nói cho anh biết về
mọi chuyện đã xảy ra! Nhưng cô lại muốn nghe giọng nói và biết cuộc sống của anh
bây giờ ra sao? Nhất là lâu lắm rồi chẳng có tin gì của nhau. Phân vân mãi cô cũng cố
điềm tĩnh bước vào phòng máy bấm số gọi. Chuông điện thoại reo, bên kia Hùng nghe
máy.
– Xin chào tôi là Hùng.
Nga còn đắn đo chưa biết phải nói gì, khiến Hùng phải lặp lại lần thứ 3.
– Em là Nga đây. – giọng nói của Nga còn đang run rẩy.
– Chào cô Nga! Nga dạo này thế nào rồi? Có Hương ở đó không?. Cho tôi xin gặp
Hương.
Gương mặt Nga hiện lên nét buồn! Cô chưa kịp trả lời thì anh đã hỏi sang Hương. Có
lẽ anh quá nặng tình với Hương.
– Em khỏe! Nhưng Hương đang ở nhà! Em có số điện thoại của anh là từ chị Hạnh. Vì
số nước ngoài nên em gọi thử xem được không. Anh Hùng khỏe không? Cuộc sống
của anh thế nào?
– Tôi vẫn khỏe, cuộc sống vẫn tốt, đi làm tối ngày nhưng nay là chủ nhật được nghỉ.
– Anh biết không? Đi lâu quá không về. Xứ mình người ta đồn đã có vợ bên đó rồi
đấy. – Nga dò hỏi để biết kết quả chính xác do chính người trong cuộc xác minh.
– Tôi đi làm để chờ ngày trở về nên duyên cùng Hương mà vợ với con gì? Sao họ có
thể nói một cách vô căn cứ như thế.
– Vậy thì khi về đây sẽ xóa mọi tin đồn cho xem. Mà bao lâu nữa anh Hùng mới về?
– Cũng sắp rồi! Đã hết hợp đồng, chắc mùa vụ đông xuân tới đó cô Nga.
– Vậy là chỉ hơn một tháng nữa. – Nga nói cười hớn hở.
– Nga gọi cho tôi sẽ tốn cước phí nhiều lắm! Ở xóm mình có nhà nào gắn điện thoại
bàn chưa? Nếu có cứ cho số. Tôi sẽ thường gọi về nói chuyện.
– Không nhà nào có hết. Thôi để em gọi cho anh cũng được. Tốn tiền nhiều cũng
chẳng có sao.
Thật ra Nga nói đúng, trò chuyện thế này cô cảm thấy nó thật sự tự nhiên hơn. Vẫn
biết từ Việt Nam mà gọi sang nước ngoài tốn khá nhiều tiền, nhưng cô vẫn chấp nhận.
Tiền may đồ dành dụm chỉ để ra bưu điện. Cô cũng cho Hương số điện thoại của
Hùng nhưng Hương chưa một lần gọi vì chỉ quanh quẩn ở nhà bán cà phê, không chịu
khó đi xa như Nga. Nga là người gọi cho anh nhiều nhất! Một tuần vài lần mà không
hết chuyện để nói.
Đôi khi giáp mặt với Hương, cô muốn hỏi “người tên Phong là ai?” nhưng nghĩ đi
nghĩ lại thấy mình không nên, cô đành im lặng cho tới tận giờ này. Nhưng có một số
chi tiết mà trước đó Nga vô tình bỏ qua, chưa nghĩ sâu xa về nó. Nay ngẫm lại thấy có
liên quan trùng khớp với lời của Đen nói. Trước ấy các đồn biên phòng tăng cường
lực lượng về xóm để chống lũ giúp dân. Ngày ấy đi đâu cũng thấy toàn bộ đội, mỗi
lần đến nhà Hương để mua đồ, cô thường thấy có vài chú bộ đội ngồi uống cà phê,
chơi đánh cờ. Lúc đó Nga còn được Hương giới thiệu với vài người lính, cô chính là
bạn thân! Nga chỉ nở nụ cười xã giao rồi gật đầu cúi chào ra về. Phía sau còn nghe
tiếng nói của vài người vang lên.
– Ngồi nói chuyện với chúng tôi một xíu đi cô em! Chổng có chừa, chưa có chồng mà
sao lại gấp gáp vậy.
Rồi cười rần rần. Thêm những câu trêu ghẹo.
– Lấy vợ thợ may thì nhất rồi phải không ông Phong? May đồ khỏi phải mất tiền công.
Tiếng cười, tiếng nói ì xèo, nhưng Nga chẳng bận tâm vì cô hiểu! Họ đến đây làm
nhiệm vụ nhà nước giao, đồng thời tán tỉnh luôn những cô gái trong làng. Tuy không
phải ác cảm nhưng cô hoàn toàn không thích những người đàn ông lại có tính trăng
hoa, đụng đâu quơ đó. Từ ấy mỗi lần đi ngang để lên chợ, Nga thường thấy bộ đội
hiện diện, nói nói cười cười cùng với Hương. Việc họ đến nhà Hương là chuyện hết
sức bình thường vì cả cái xóm này chỉ có nhà Hương bán cà phê! Việc Hương ngồi
tiếp chuyện cũng không có gì lạ, chủ quán là phải cởi mở hòa đồng với khách. Huống
gì Hương là người luôn hòa đồng đâu phải khó tính như cô. Chi tiết này Nga hoàn
toàn không chú ý tới. Đến hôm nay nghe cu Đen nói, cô nằm ngẫm nghĩ xâu chuỗi lại
thấy nó có liên quan. Thứ nhất, nhân vật tên Phong là hoàn toàn có thật. Tai nghe mắt
thấy khi lần sang nhà Hương mua đồ, một trong số đó có nhắc tới. Thứ hai, bộ đội rút
quân trở về đơn vị sau khi hoàn thành nghĩa vụ, thì vài tháng Hương cũng bỏ đi cả
năm trời rồi mới trở về mà nói đi học nghề. Khả năng cao lúc đó cái thai chưa lớn,
chẳng ai nhận ra nên Hương đi phá rồi về nhà như chẳng có chuyện gì xảy ra. Từ lúc
bộ đội rút đi, đã có vài đứa con gái trong xóm này chửa hoang, điển hình như Giang,
Thắm, Bích! Chắc chắn có Hương nằm trong con số đó.
Thời gian cứ thế mà trôi đi, vụ lúa đông xuân cũng đã đến. Ngay lúc này các đồn biên
phòng cũng điều động bộ đội xuống nhằm hỗ trợ người dân. Đi đâu cũng thấy màu áo
xanh của lính. Bỗng một ngày Hương hốt hoảng chạy sang báo một tin cực kỳ quan
trọng. Vừa bước vào đã thở hổn hển, gương mặt tái mét như lo sợ một điều gì đó.
– Có chuyện gì vậy Hương. – Nga hỏi.
– Hôm qua tao có điện thoại cho Hùng. Anh bảo hôm nay về. – Hương nói không ra
hơi, gương mặt nhăn nhó, có sự lúng túng thể hiện nét khó xử.
– Anh Hùng về thì mày mừng chứ có gì mà hoảng hốt lên thế. – Nga nói rồi nở nụ
cười. Vì tin này cô đã biết trước Hương.
– Tao không biết nói sao cho mày hiểu nữa! Nhưng tao không muốn anh về trong lúc
này.
– Gì kỳ vậy! Chứ không phải mày luôn chờ anh Hùng về từ rất lâu rồi đấy sao? Nay có
rồi! Còn tin lời người ta đồn nữa hay không?
– Thì đúng là như vậy…Nhưng…nhưng… bây giờ thì không thể được. – Hương lúng
túng chẳng biết trả lời thế nào.
– Nhỏ này lạ đời thật. Người yêu về làm đám cưới mà lại không cho về. Rốt cuộc là
mày muốn sao mới vừa lòng hả dạ đây. Lúc chưa về thì cứ hoài nghi, sợ này sợ nọ.
Bây giờ về thì lại không muốn gặp.?
Hương khó xử nắm tóc vò đầu. Cô không biết phải nói sao cho bạn hiểu cái nỗi khổ
tâm mà mình đã trót mang. Nhưng nếu không nói cho Nga biết thì ai sẽ giúp mình!
Bây giờ chỉ trông chờ vào Nga mới có thể cứu vãn tình hình đang rất nguy cấp.
– Tao nói ra cái này, mày bỏ qua cho tao nhé! Đừng giận, vì tao cũng khổ tâm, cũng
tan nát, cũng giày vò đau đớn vì nó.
Nga hiểu ý của Hương có chuyện rất nghiêm trọng. Cô nhìn xung quanh rồi kéo tay
bạn vào trong buồng.
– Chuyện gì nói đi. – Nga hối thúc.
– Lúc anh Hùng đi! Tao cô đơn, tao buồn lắm, vì thế tao luôn bị lung lay trước bao
nhiêu lời tán tỉnh. – Hương nói nửa chừng rồi ngưng lại, như chờ thái độ của Nga.
Cái này thì Nga biết, chính vì thế cô luôn khuyên nhủ đừng bao giờ nghe lời người
khác. Đừng xiêu lòng trước bao nhiêu lời tán tỉnh. Phải luôn nghĩ tới Hùng để chờ
ngày anh trở về.
– Rồi sao! Mày nói tiếp đi.- Nga yêu cầu.
– Thì tao bị người ta dụ dỗ. Nên…nên….- Hương ngập ngừng nói không thành câu.
– Nên thế nào? Nói tiếp.
– Tao chấp nhận tình cảm của người ta từ lúc ấy rồi. Bây giờ họ đến đây để hỏi cưới.
Anh Hùng về mà biết chuyện, thì…
– Tưởng cái gì quan trọng! Chấp nhận rồi thì bây giờ từ chối có sao đâu. Yêu ai, lấy ai
là quyền của mình kia mà.
– Nhưng lúc đó họ đã trở về đơn vị, không một lần trở lại. Tao biết anh ấy chỉ quen
qua đường. Mày cũng biết rồi đó, họ không trở lại thì tao từ chối như thế nào trong
suốt thời gian qua. Tự nhiên hôm nay anh ấy trở lại, đang hiện diện trong nhà cùng ba
mẹ để tính tới chuyện tương lai.
– Tốt lành gì mày ơi! Chứ không phải xuống đây để hỗ trợ giúp dân, sẵn đó ghé nhà
mày luôn sao?- Nga nói mà không cần nhìn Hương. Có sự mỉa mai trong ấy.
– Đấy! Tao khó xử là ở chỗ đó! Lỡ anh Hùng về chạm mặt với họ! Tao biết ăn nói sao
đây?
– Thì mày tống đầu thằng bộ đội ra khỏi nhà, thế là xong! Đơn giản.
– Thì tao biết là vậy! Tao chỉ sợ họ nói lại với anh Hùng trong thời gian quen tao!
Thì…
– Thế mày sang đây nói với tao mấy chuyện này để làm gì?
– Tao nhờ mày sang đuổi đi, đừng bao giờ trở lại phiền tao nữa.
Nga bắt đầu cáu gắt, tức giận khi nghe những lời ấy.
– Tao nói thiệt nghen Hương! Làm con người thì đừng sống 2 mặt quá. Năm ấy mày
kêu nó vào buồng để ân ái thì bây giờ mày cũng phải đuổi nó ra khỏi nhà được.
Hương tái mặt mày khi nghe bạn nói tới 4 từ “vào buồng ân ái”! Làm sao mà Nga có
thể biết được, hay chỉ là rào trước đón sau thôi. Tuy hốt hoảng nhưng Hương vẫn cố
tỏ ra bình thản, nói thêm.
– Mày giúp tao đi Nga.
– Xin lỗi! Dứt khoát tao không thể vì đây là chuyện của cá nhân mày với tên Phong
kia, hoàn toàn không liên quan gì tới anh Hùng.
Hương lại một lần nữa tái mặt vì bạn nói đúng tên. Vậy là Nga đã biết hết tất cả!
Nhưng vì sao Nga lại biết? Thằng Đen nói ư? Không đúng! Đen bị câm kia mà! Cũng
đúng, nếu câm thì nó có thể ra dấu hoặc viết thành chữ. Vậy mà từ lâu cô luôn chủ
quan cho rằng đứa em sẽ không biết gì về chuyện người lớn, chẳng tiết lộ được với ai.
Nga vẫn đưa mắt nhìn Hương.
– Mày biết hết rồi hả Nga?.
– Nếu mày muốn người ta chẳng biết thì tốt nhất đừng làm. Sao không giữ cái thai đó
mà bỏ Hùng, lấy ông Phong. Đến khi anh Hùng về thì mày lại muốn tiến tới, đồng
thời gạt bỏ gã kia ra. Mày đang xem anh Hùng là cái gì? Trò vui chắc.- Nga nói trong
sự tức tối vô cùng.
– Như đã nói họ đánh vào điểm yếu biết xa anh người yêu lâu. Tao luôn nghĩ rằng
Hùng đã có gia đình bên kia! Vậy thì tao còn chờ chi nữa! Mày cũng biết đàn ông yêu
bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai. Nghe những lời nói ngọt ngào đầy hứa hẹn! Sau này
tao mới nhận ra anh Hùng vẫn một lòng với tao. Tao cũng thấy bản thân rất yêu anh. –
Hương nói những lời khẩn khoản đầy ấp úng khổ sở.
– Thôi mày về đi. Chuyện của mày tao không can thiệp tới. Tao cũng không nói cho
anh Hùng biết về chuyện dan díu này đâu! Yên tâm. Tao chấp nhận nhắm mắt giả mù
cho mày tha hồ cắm sừng! Hài lòng chưa.
Nói xong Nga bỏ đi ra ngoài không còn nhìn Hương nữa! Mặc Hương còn ngồi đó nài
nỉ đôi câu. Hương bỏ ra về, một lát sau lại nghe tiếng ầm ĩ chửi rủa, xua đuổi người
tên Phong. Nga cố lắng tai nghe nhưng chỉ tiếng được tiếng mất. Thật ra thì gia đình
của Hương cũng không mấy ưu ái người đàn ông tên Phong, mặc dù biết Hương từng
có thai với gã. Cha mẹ cô trông mong vào chàng kỹ sư Dương nhiều hơn! Nhưng
chính ông bà cũng chưa biết gã chỉ là một thằng bịp, Hương cũng đã thẳng thừng từ
chối.
Từ lúc đi cùng Hương ra chợ, gặp ai gã cũng chào nói trông rất thân thiện lịch thiệp!
Nếu ai hỏi về thân thế và gia đình, Dương chẳng ngại mà nổ tung trời. Chiều đó gã
dùng cơm cùng gia đình Hương, liên tục nhắc đến việc cưới hỏi đầy hứa hẹn với cuộc
sống sung túc về sau. Hai ông ông bà nghe mãi cũng thấy chán chỉ biết cười cho qua.
Nhưng Dương vẫn chưa chịu buông tha, cứ lấy cái thẻ kỹ sư ra chìa vào trước mặt của
hai ông bà. Thậm chí cha mẹ Hương không thèm nhìn mà phải lảng sang chuyện khác
đến mấy hồi liên tục. Giờ lấy Hùng thì không thể vì hai tuổi hoàn toàn không hợp như
thầy bói đã phán. Chỉ có Hương và Nga là người biết rõ ràng, ai thật lòng đến với
Hương! Người đó không ai khác chính là Hùng! Nhưng lại trắc trở ở chỗ không hợp
tuổi. Giờ trải qua bao nhiêu biến cố Hương mới nhận ra tình cảm của Hùng dành cho
mình là thực sự rất to lớn! Cô hối hận vì tin vào miệng lưỡi nhân gian! Đến bây giờ
mới xác nhận thì đã quá muộn màng. Mặc kệ Hương, Nga chẳng quan tâm vì đã quá
mệt mỏi. Chính Nga cũng không thể nào chấp nhận chuyện Hương lừa dối Hùng để
đến với người khác. Cô sang nhà để cùng chị Hạnh nấu nướng, chuẩn bị đón Hùng về.
Ngồi bên bếp lửa cùng chị Hạnh mà Nga chẳng nói lời nào! Dĩ nhiên cô vui vì anh đã
trở về! Nhưng Nga cũng cảm thấy buồn vì chuyện tình trắc trở của Hùng với Hương
mà chính Hương là kẻ đã trực tiếp gây ra. Cô nhìn vào bếp lửa đang cháy nghĩ ngợi
bâng quơ! Bỗng nhiên giật mình vì chị Hạnh nhìn cô chằm chằm, rơi hai hàng nước
mắt đã từ bao giờ. Nga ấp úng nói không nên lời.
– Sao em trai đi làm xa tận nước ngoài nay mới được về nhà mà chị Hạnh lại khóc.
Chị không vui sao?
– Chị đâu có khóc! Do khói bếp cay đấy thôi! Chị rất vui nữa là đằng khác.
Nghe qua Nga biết chị Hạnh đang nói dối. Chính cô cũng đang ngồi bên bếp lửa! Vẫn
chưa thấy khói nào tạt vào mặt mà cay khiến nước mắt rơi đầm đìa như lời chị nói.
Bỗng nhiên chị Hạnh lại vuốt tóc Nga làm cô thấy ngượng ngùng. Hành động này từ
trước tới nay chưa từng có xảy ra. Chị vẫn nhìn cô bằng đôi mắt trìu mến, khẽ thì
thầm.
– Lòng người! Khó đoán quá phải không Nga?.
Nga giật mình vì chẳng biết chị đang nói ai? Ai khó đoán? Ý của chị Hạnh là cái gì?
Đang ám chỉ đến ai? Cô dò xét lại bản thân mình nãy giờ và trước đó có làm gì sai
khiến chị Hạnh buồn không? Nhưng tuyệt nhiên không! Bỗng dưng chị Hạnh lại cười
và nói.
– Hùng rất thích món cháo gà, Nga nấu. Nó cứ khen mãi thôi.
Nói xong chị Hạnh đi ra sau rang gạo, để lại cho Nga một mớ suy nghĩ ngổn ngang.
Hết bất ngờ này đến bất ngờ khác! Nhất là câu “Hùng rất thích món cháo gà mà Nga
nấu. Nó cứ khen mãi thôi”. Nga nhớ lúc nấu để tiễn anh lên đường nhập ngũ hoàn
toàn không có cháo gà, chỉ đợt sau đi xuất khẩu lao động mới có. Mà Hùng ở nước
ngoài thì anh nói với chị Hạnh bằng cách nào trong khi chị hoàn toàn không viết thư.
Chính chị cũng không biết số điện thoại ấy nên mới nhờ Nga xem giúp! Đã không biết
gì thì làm sao mà gọi.
Nga bỏ qua những dòng suy nghĩ ấy, dù sao Hùng khen thì Nga cũng cảm thấy vui.
Cố mà ở đó tìm nguyên nhân để làm gì. Hùng về có ghé nhà Hương tặng cu Đen vài
món đồ, hỏi thăm gia đình đôi chút rồi bước chân ra về chẳng có chút lưu luyến. Thái
độ của anh bây giờ không còn như trước! Hương cố mời ở lại nói chuyện thêm chốc
lát, khi cả hai đã lâu rồi không gặp, nhưng anh lại nhất quyết từ chối. Bỗng dưng cô
thấy có một khoảng cách rất xa, sự thay đổi rõ rệt từ con người của Hùng. Chẳng lẽ
đúng như người ta nói “Hùng về chưa chắc sẽ cưới cô làm vợ vì đã tiếp xúc với sự văn
minh phát triển nên không thèm lấy gái quê”. Hương đứng tần ngần trước sân trông
theo cái dáng của Hùng vừa khuất xa đầu ngõ. Cô mường tượng ra rằng cái dáng ấy
lúc ra quân vừa tới đã ghé lại nhà cô đến quá khuya mới chịu trở về nhà. Dáng xưa
bây giờ đã thay đổi, nó vội vàng như muốn tránh né tất cả những hoài mong của người
đời kỳ vọng. Nhưng ai mới là người thực sự thay đổi thì có lẽ Hương là người hiểu rõ
nhất! Hai hàng nước mắt cứ thế mà rơi. Đó là giọt nước mắt của lẳng lơ nông nổi, sự
hối hận, luyến tiếc tràn trề rồi người ta cứ dùng từ “ước gì… giá như, nếu…”.
Hùng về đến nhà thức ăn Nga và chị Hạnh đã chuẩn bị sẵn. Nga trông anh ốm hơn xưa
rất nhiều! Cô nhận ra ngay vì ngày ấy đã đo may cái áo rất vừa vặn. Bây giờ chiếc áo
năm cũ rộng thùng thình như chiếc bao bố cỡ lớn đang trùm xuống toàn thân. Trông
anh không khác xưa gì cho lắm, chỉ có gầy đi! Vẫn nụ cười, giọng nói êm ái. Nga nhìn
một lát mới nói.
– Anh Hùng ốm quá. Áo em may! Anh vẫn còn mặc cho tới tận bây giờ luôn sao? Đã
gần 10 năm rồi.
– Vải tốt! Với lại là của cô Nga tặng nên không nỡ bỏ. – Hùng nói.
– Tiết kiệm thì nói đại đi. – Nga và cả nhà cũng cười cho vui.
– Anh có gọi Hương qua ăn chưa?
Hùng, chị Hạnh và mẹ đều nhìn nhau.
– Lúc nãy tôi có ghé nhà thăm hỏi 2 bác với Hương! Cô ấy đã biết tôi về! Với lại có
gọi thì cũng không sang đâu.
– Ủa sao vậy. – Nga vẫn chưa hiểu.
– Tôi cũng không biết, chỉ đoán thế thôi.
Nga ngờ vực hỏi kỹ lại Hùng.
– Lúc nãy anh Hùng ghé nhà Hương, ngoài ba mẹ ra, còn có ai khác không?
– Còn! Cu Đen.
– Không! Ý em là có người nào lạ không?
– À! Ý cô Nga hỏi thằng Phong đấy hả! Lúc tôi đến thì nó đã đi khỏi đó từ bao giờ rồi.
Nga bỗng giật mình! Vì cô chưa từng tiết lộ về chuyện của Hương với người tên
Phong, thế thì tại sao anh lại biết. Lẽ nào thằng Đen lại nói! Mà không, vì cô đã dặn
không được nói kia mà. Hùng cũng chỉ đoán đại như thế vì từ lúc về tới đầu làng nhìn
đâu cũng thấy bộ đội, chắc hẳn sẽ có Phong trong số ấy, anh cũng chẳng biết mặt mũi
gã này ra sao. Khi về tới làng đã nghe nhiều người nói lại: Hương từng có thai với
Phong, giờ xuống tận nhà để hỏi cưới. Hùng chỉ im lặng mỉm cười, cũng không tỏ ra
buồn phiền. Có vẻ như anh đã biết trước.
– Bộ! Anh Hùng biết chuyện của Hương hả?
Hùng gật đầu rồi trả lời khẽ khàng.
– Biết trước cô Nga! Xem có tài tình chưa?. Không phải về mới được biết à nghen.
Biết khi còn bên nước ngoài lận.
Chị Hạnh xua tay, bắt đầu lên tiếng.
– Thôi chúng ta ăn! Chuyện đó cứ để cho qua.
Trong lúc ăn đôi khi Nga đưa mắt nhìn sang Hùng thử xem anh có thái độ gì tức giận
hoặc mang cảm xúc buồn không? Nhưng hoàn toàn không! Hùng trở thành sắt đá từ
bao giờ? Chẳng phải anh là người sống nặng tình đấy sao? Hay cái nỗi thất vọng nó
quá chán chường nên cảm xúc cũng lặn đi mất tăm. Mỗi câu nói anh đều không nhắc
gì tới Hương.
Chạng vạng đó mẹ Hùng vào ngủ sớm, chị Hạnh và Nga ngồi rửa chén nói chuyện ở
phía sau. Hùng ra trước nhà ngồi thẫn thờ trông có vẻ đăm chiêu, hoặc nhớ lại những
tháng ngày đã có một tình yêu êm đềm bên Hương. Nga đón chắc như vậy, vì trông
anh rất suy tư, thậm chí là khi Nga bước tới thật gần sau lưng, cố tạo ra tiếng động
nhưng anh vẫn hoàn toàn không chú ý.
– Anh buồn lắm phải không? – Nga hỏi rồi bước tới ngồi cạnh.
– Cô Nga nói xem! Có buồn hay không khi mình cố gắng vất vả đi kiếm tiền để lo
tương lai cho hai đứa. Kết quả thì…- Hùng bỏ ngang câu nói nhưng Nga hiểu.
– Em biết là anh buồn, vì con người đâu phải là cỏ cây mà lại không có cảm xúc. Chỉ
xin anh đừng đè nặng nó quá mà tổn hại đến mình. Mà em cũng chẳng hiểu vì sao anh
lại biết chuyện của Hương?
– Sống ở xứ này thà không làm thì sẽ không ai biết. Đó là điều dĩ nhiên. Thực ra biết
được nguyên nhân là nhờ cu Đen, vì nó thương! Chỉ muốn tôi làm anh rể chứ không
phải ai khác. Ngay chiều đó nó đã chạy sang nhà kể lại với chị Hạnh. Bảo chị phải
thông báo gấp cho tôi. Có lẽ sợ Nga buồn vì chuyện đó nên chị âm thầm ra bưu bấm
số gọi.
– Em hỏi anh câu này nha: nếu bây giờ Hương xin lỗi muốn nối lại thì anh có sẵn sàng
bỏ qua lỗi lầm mà trở lại bên nhau không?
– Không? – Hùng thẳng thừng trả lời.
– Sao chưa suy nghĩ mà trả lời vậy. Tại con Hương nó khờ nên mới thế thôi.
– Tôi thấy Nga khờ thì đúng hơn. – Hùng cười.
– Sao anh lại nói em khờ! Em mà khờ thì đã bị tán tỉnh lừa tình từ lâu lắm rồi. Em tuy
không đẹp như Hương như chẳng phải là không có người ngỏ ý.
– Tôi biết chứ. Cái khờ của Nga là đang cố gắng chấp nối cho tôi với Hương! Để làm
gì khiến bản thân tổn thương thêm.
– Em…em…
Nga nói chẳng thành lời rồi tiếp tục hỏi.
– Bây giờ anh Hùng tính sao?
– Tôi tính ở lại cưới vợ, không đi xa nhà nữa.
– Anh Hùng có mối rồi luôn hả? Sao nhanh vậy.
– Đúng rồi tôi đã có mối nhưng không biết khi trải qua sự cố này thì họ có chịu làm vợ
tôi hay không?.
Bỗng dưng gương mặt của Nga biến sắc! Cô buông lơi nụ cười không còn giữ trên
môi. Hóa ra Hùng cũng đã thay đổi anh không còn như lúc xưa. Nghĩ mà buồn! Cô
luôn kỳ vọng anh sẽ có chút tình cảm gì đó dành riêng một góc cho mình, dù chỉ một
phần nhỏ nhoi, nhưng kết quả cô như người tàng hình biến mất khỏi trong anh. Cô
cảm thấy bản thân mình thừa thãi trong cuộc sống này. Tại sao anh có thể quen người
khác khi mới vừa dứt tình với Hương! Mà thất vọng hơn nữa đó người con gái khác
chẳng phải là cô. Cô im lặng nhìn về phía xa xôi! Bất chợt Hùng lên tiếng.
– Thời gian qua Nga đã tốn rất nhiều tiền cước phí điện thoại chỉ để gọi cho tôi. Vậy từ
nay về sau không cần gọi nữa! Tôi ở đây, sẽ nói chuyện với Nga mỗi ngày.
Nga im lặng cắn chặt môi. Hùng tiếp tục hỏi.
– Sao Nga lại không trả lời câu hỏi của tôi?
Nga cáu gắt lên tiếng.
– Câu hỏi gì của anh mà tôi phải trả lời! Gọi điện thoại thì tôi đã chấp nhận tốn phí. Ai
lại cho gọi điện chùa mà anh hỏi câu vô duyên ấy. Với lại, không phải tôi gọi anh về
đây là để đi lấy người con gái khác.
– Nga đừng tức giận! Cứ la làng thế này thì người ta đánh giá chúng ta mất.
– Anh sợ người ta đánh giá thì đi cưới con nào mà lúc nãy anh gọi là đã có mối, rồi
sang xứ khác mà sống, đừng ở đây. Lúc đó chẳng có ai đánh giá đâu. – Nga còn đang
cáu gắt, có chút to tiếng.
– Trời ơi! Tôi hỏi Nga là câu trên kia mà! Đâu phải là chuyện gọi điện thoại. Tôi đã có
mối mà không biết người ta có chịu làm vợ tôi không? Mà người ta ở đây là Nga đó.
Nga nghe như sét đánh. Dù rất vui nhưng cô không dám cười! Cô bắt đầu dịu giọng.
– Nếu anh thương tôi! Muốn lấy tôi làm vợ thì anh phải xóa Hương ra phải tâm trí
ngay. Vì chẳng có cô gái nào chấp nhận sống bên vợ mà lại tơ tưởng đến người yêu
cũ. Anh có làm được không?
– Được chứ! Nhưng Nga phải cho tôi thời gian để quên.
– Dĩ nhiên! Đâu có ai ép anh phải cưới liền! Trong thời gian này tôi luôn ở bên anh để
giúp vượt qua nỗi niềm, khi nào vượt qua được! Cảm thấy trong tim chỉ có một mình
tôi thì lúc đó tính chuyện. Tôi là tôi! Tôi không muốn thay thế Hương.
Nói xong họ im lặng khá lâu, cả 2 đều có những suy nghĩ rất chung về tương lai sau
này. Cái dáng xưa năm nào vẫn còn đây nhưng chưa từng ra đi. Nga cũng đang rơi
vào tình huống bế tắc, vì bây giờ trở thành người yêu của Hùng, Hương sẽ nghĩ thế
nào về cô! Liệu mối thâm tình của bạn bè có còn là thân thiết như xưa nữa không? Cô
không muốn mang tiếng là cướp bồ của người khác, mà nhất là bạn thân. Nhưng cô
phải làm sao khi đã chịu quá nhiều hy sinh, cả bản thân cũng đang yêu Hùng tha thiết.
Hùng ngỏ lời với Nga vốn dĩ biết cô cũng yêu anh từ rất lâu. Lúc đó đã có Hương nên
anh đặt mình trong mức giới hạn tối đa. Cũng chẳng phải chia tay Hương, anh mới vội
vã chụp lấy Nga để quên đi cái nỗi buồn đang gặm nhấm và thay thế vị trí của Hương.
Nga nói rất đúng, chẳng có người vợ nào vui vẻ hạnh phúc khi sống bên mình mà còn
nhớ đến người con gái khác! Đó là cảm giác cực kỳ khó chịu chẳng ai muốn dính vào.
Đương nhiên Hùng biết nên anh cũng đang cố gắng quên Hương để xây đắp cuộc tình
mới bên Nga.
Về phần Hương đúng là sai một ly đi một dặm mà người đời nói quả thật chẳng điêu
ngoa. Nếu cô chịu giữ vững lập trường thì bây giờ đâu có nhìn người yêu sánh bước
với bạn thân. Hương chỉ biết ký sinh vào những nỗi buồn bất tận kéo dài lê thê. Mà
nỗi buồn ấy là không thể giữ được Hùng. Sự thật bạc bẽo mà chưa bao giờ cô dám
nghĩ tới dù chỉ là một lần trong cuộc đời đầy bão giông. Cô mất lòng tin vào đàn ông
sau khi đã trải qua những biến cố cay đắng! Nhưng cô lại quên: chính cô là người
quyết định cái số phận của mình, nếu đàn ông ai cũng thế, tại sao cô không tự nhìn
nhận lại bản thân. Nếu đừng tạo cơ hội cho Phong được lên giường ái ân thỏa mãn, thì
sẽ không có việc mang bầu dẫn tới hành trình phá thai. Cô nhận ra gã Phong đến với
cô chỉ là thân xác. Bây giờ gã trở lại cũng vì muốn tiếp tục cùng cô say sưa dục vọng
trong nỗi khát thèm, y như lúc ban đầu. Có lẽ trong ý thức của những người đàn ông,
cô chính là đứa con gái dễ dãi, sẵn sàng lột cởi quần áo bước lên giường mà chẳng cần
đắn đo. Cả Phong và Dương đều chung một chủ đề như thế! Tức là lấy Hùng ra để
làm đề tài. Cho rằng anh đã có gia đình đang lừa dối cô, mục đích an ủi biến thành
người hùng nhằm dang tay che chở rồi từ từ chiếm thân xác. Hương nhớ lại, mà 2
hàng nước mắt thấm ướt gối! Bây giờ cô chỉ dám mơ cái dáng xưa của Hùng, 2 lần ra
đi tạm biệt quê hương! Lúc đó cô khóc thấy thương thật nhiều! Muốn anh dừng chân,
quay lưng mà nhìn hai người con gái tội nghiệp đang rưng rưng tiễn bóng người yêu
dấu! Bỗng dưng Hùng quay lại thật! Nhìn hai người thật lâu trong nỗi nghẹn ngào, rồi
mới tiếp tục bước đi. Càng thấy thương Nga khi trong bụng đứt từng khúc ruột mà cứ
giả vờ cười nói, rồi an ủi động viên. Đó là kỷ niệm vĩnh cửu! Nó sẽ tồn đọng trong cô
cho đến hết một kiếp người. Cô không dám trách Nga khi thành đôi với Hùng! Nga rất
xứng đáng có được tình yêu bao dung như thế! Cô chỉ xin phép giữ riêng dáng xưa
của Hùng đã hai lần bước chân ra đi, bỏ vào tâm tưởng nhằm nhắc nhở rằng: mình
từng có một tình yêu đẹp như thế! Nó giúp cô sau này trưởng thành, sáng suốt hơn.
Chắc chắn Nga sẽ rộng lượng tán thành.
Truyện dài của Quang Nguyễn
BÌNH LUẬN