Chúng tôi tìm đến khu nhà nằm tận cuối khuôn viên bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM. Không còn nhiều bóng bác sĩ, bệnh nhân đi lại như các khu khám chữa bệnh, con đường dẫn vào khu nhà này khá vắng vẻ và yên tĩnh. Mở cánh cửa sắt lớn đón chúng tôi là một người đàn ông chừng 50 tuổi với vẻ mặt trầm tĩnh. Ông là một trong những người làm công việc hiếm ai dám làm: trông coi và xử lí tử thi tại nhà đại thể (hay còn gọi là nhà x..ác, nhà vĩnh biệt).
“Mình không làm thì ai làm” Tiếng kinh đều đặn vọng bên tai trước khi chúng tôi đặt chân vào căn phòng đầu tiên của khu nhà vĩnh biệt. Toàn khu nhà có tổng cộng 4 căn phòng, lần lượt từ ngoài vào là phòng khâm liệm, phòng lưu trữ x..ác, phòng xử lí thi th…ể, bên cạnh đó là phòng nghỉ của nhân viên. Những căn phòng có thể khiến người ta rùng mình khi chỉ vừa nghe tên. Người đón chúng tôi là ông Lê Văn Ban (55 tuổi), Tổ trưởng phụ trách nhà đại thể bệnh viện Nhân dân Gia Định. Khác với tính chất công việc luôn khiến người bình thường rùng mình khi nhắc tới, ông Ban tỉnh rụi bắt đầu câu chuyện: “Sáng nay vừa có một người bị tai nạn giao thông, hiện cảnh sát đang giám định pháp y trong phòng mổ xác nên chưa vào được”. Mùi t..ử khí nồng bất giác xộc vào mũi khiến chúng tôi nhăn mặt, dù chỉ đứng nơi cửa phòng.
BÌNH LUẬN