Ông Thủy sinh năm 1982 tại Hà Nội. Năm 2008, ông thành lập Egame, là tiền thân của Tập đoàn Egroup, bắt đầu phát triển những sản phẩm ứng dụng công nghệ trong giáo dục. Năm 2009, Egroup cho ra mắt tựa game Chinh phục vũ môn, một trò chơi kết hợp với trả lời các câu hỏi kiến thức học phổ thông, luyện thi đại học. Từ năm 2014 - 2017, Chinh phục vũ môn được Egroup phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho học sinh toàn quốc, nhưng sau đó phải dừng lại vì vấp phải những ý kiến trái chiều. Trong giai đoạn 2017 - 2020, Egroup tăng tốc các sản phẩm kinh doanh giáo dục. Nổi bật nhất là chuỗi trung tâm Anh ngữ Apax Leaders.
Thời “hoàng kim” mô hình này có đến hơn 200 cơ sở trên cả nước. Một số mô hình giáo dục tiếng Anh khác của Egroup nở rộ trong thời gian này là Englishnow, eKidEnglish… Năm 2018, Egroup tiếp tục cùng với đối tác Hàn Quốc đưa mô hình đào tạo năng lực tư duy CMS Edu Hàn Quốc về Việt Nam. Ngoài ra ông Thủy còn đầu tư và phát triển trường mầm non song ngữ STEAMe GARTEN và hợp tác cùng Firbank Grammar School (Úc) xây dựng mô hình trường liên cấp. Giai đoạn này, ông là nhà đầu tư tham gia chương trình truyền hình thực tế “Thương vụ bạc tỉ – Shark Tank” trong 2 mùa 2018 và 2019. Biệt danh “Shark” Thủy cũng bắt đầu từ đó. Tuy nhiên các thương vụ đầu tư của ông không để lại thành công. Lùm xùm nợ học phí Bước sang những năm 2020, ‘Shark’ Thủy bắt đầu mở rộng mô hình kinh doanh vào bất động sản. Egroup gọi đây là mô hình đầu tư vào “bất động sản giáo dục” và xem là “hướng đi mới song cũng là xu thế tất yếu để đảm bảo cho sự bền vững của hoạt động đầu tư giáo dục”. Quỹ đầu tư Apax Holdings của Egroup bắt đầu kết hợp với những đối tác bất động sản để “tối ưu hóa, gia tăng giá trị tài sản của bất động sản giáo dục tại các dự án”. Tại đại hội cổ đông thường niên năm 2022, đại diện Apax Holdings khẳng định quyết tâm đảm bảo sự bền vững của Apax Holdings thông qua việc tiến tới sở hữu mặt bằng các cơ sở giáo dục sau khi đã gây dựng được hệ thống tương đối rộng khắp ở nhiều tỉnh, thành.
BÌNH LUẬN