Dương Thu Hương, kết cục tồi tệ của kẻ phản bội

Dương Thu Hương sinh ra ở Thái Bình, sống nhiều năm ở Hà Nội. Lúc 8 tuổi trong thời kỳ Cải cách Ruộng đất, bà đã phải đi theo các đoàn học sinh để chứng kiến các cuộc đấu tố địa chủ. Năm 1967, bà tình nguyện tham gia Thanh niên xung phong, phong trào Tiếng hát át tiếng bom, phục vụ trong một đoàn văn công tại một trong những khu vực chiến tranh ác liệt nhất lúc đó: Bình Trị Thiên. Bà là một trong bốn người trong đoàn sống sót trở về.

Nguyễn Văn Chưởng, tử tù kêu oan suốt 16 năm
Việt Nam cần ứng phó ra sao tại Biển Đông?
Mỹ Lai, ký ức kinh hoàng vụ thảm sát

Sau chiến tranh, trở ra Bắc, bà cầm bút viết văn và công tác trong ngành điện ảnh. Bà tham dự khóa đầu tiên Trường viết văn Nguyễn Du (1980). Các tác phẩm của bà nhanh chóng nổi tiếng và nằm trong số những tác phẩm được nhiều người đọc nhất lúc đó trong phong trào Cởi Mở. Bà từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng đã bị khai trừ khỏi Đảng vào năm 1989 do “đấu tranh cho tự do dân chủ” và phê phán thể chế hiện hành. Bà viết nhiều tác phẩm như Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù … Các tác phẩm của bà hiện nay không được phép lưu hành tại Việt Nam vì lý do chính trị. Bà đã từng phải vào tù do viết sách và phát biểu phê phán việc áp dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào Việt Nam, phản đối độc quyền của Đảng Cộng sản. Có 6 tác phẩm (truyện) của bà được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức nhưng bản tiếng Việt thì khó tìm thấy. Đặc biệt, với cuốn Chốn vắng, bà đã lên truyền hình Pháp TF1. Đây được xem là cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của bà, nằm trong danh sách đề cử giải Femina và nhận Giải thưởng lớn Đọc giả của tạp chí Elle 2007. Trong tháng 4 năm 2006, bà được mời sang Paris (Pháp) và sau đó sang New York (Mỹ) dự một hội nghị Văn bút Quốc tế, chuẩn bị viết thêm tác phẩm mới, và cũng để ra mắt bạn đọc khắp nơi. Kết thúc chuyến đi này, bà trở lại Pháp xin lưu trú, nói là để tiếp tục sáng tác và không can dự vào chính trị nữa.

BÌNH LUẬN