Thích Trúc Thái Minh, những điều chưa biết

Được sống trong gia đình gia giáo, nề nếp, có truyền thống theo đạo Phật nên ngay từ lúc nhỏ, Thầy đã biểu lộ là người thông minh, hiếu học và có lòng hiếu thảo đặc biệt. Như lời gia đình chia sẻ, từ nhỏ, Thầy là người con rất chăm chỉ, biết gia đình khó khăn nhưng không dám vòi vĩnh. Thầy luôn thường nghĩ cho cha mẹ, từ ăn đến mặc rất sơ sài, hễ đi học về là Thầy đều phụ giúp cha mẹ việc nhà. Đặc biệt, Thầy rất kính quý bà nội - một người phụ nữ hiền thục, một người cư sĩ tại gia thuần thành, kính tín Tam Bảo.

Trùng tang: Bí ẩn, kinh dị 7 người trong dòng họ liên tiếp mất
Cán bộ cao cấp đời sống trong tù như thế nào?
Sự thật nghiệt ngã sau kiểm tra ADN

Một lần, khi được bà nội cho xem quyển kinh Phật Bà chùa Hương (hay là chúa Ba, Quán Thế Âm Bồ Tát). Đọc quyển kinh ấy, Thầy rất xúc động về câu chuyện của chúa Ba chặt tay, móc mắt để làm thuốc chữa bệnh cho cha mình – vua Trang Vương. Khi ấy Thầy mới 8 tuổi, chưa hiểu gì nhiều, chưa biết phát nguyện là gì, nhưng tự trong tâm Thầy liền nảy sinh suy nghĩ: Nếu sau này cha mẹ có bệnh trọng, phải cần đến mắt, tay thì Thầy cũng sẵn sàng móc đôi con mắt, chặt đôi bàn tay để dâng lên làm thuốc cho cha mẹ giống như chúa Ba vậy. Với tâm kính quý Phật Pháp và vâng lời bà nội dạy, ngay từ khi còn nhỏ, Thầy đã siêng năng niệm hồng danh Phật. Năm lên 9 tuổi, trong một lần đi chăn trâu, Thầy ngồi trên đồi niệm Phật thì thấy giữa đám mây trắng, hình ảnh Đức Bồ Tát hiện ra với vầng hào quang hiện ra rất đẹp. Một niềm hạnh phúc lan tỏa trong tâm, ngay sau khi dắt trâu về, Thầy đã lấy bút vẽ lại hình ảnh ấy. Và cũng từ đó, niềm tin về sự tồn tại của Đức Phật trong Thầy được hình thành. Thời gian cứ thế trôi, Thầy lớn lên trong tình yêu thương cha mẹ cùng anh chị em. Vốn thông minh, hiếu học nên Thầy được tuyển vào các lớp chọn, chuyên của huyện, tỉnh. Đặc biệt, khi lên cấp 3, Thầy được tuyển thẳng vào lớp chuyên Toán duy nhất của tỉnh Hải Dương và tham gia các kỳ thi Quốc gia bộ môn Toán, Lý.

BÌNH LUẬN