Trịnh Văn Bô hiến hơn 5000 lượng vàng cho cách mạng

Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một thương nhân Việt Nam giữa thế kỷ XX. Ông là nhà tư sản theo chủ nghĩa dân tộc, từng ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng, tương đương số tiền gần gấp đôi ngân khố chính phủ bấy giờ. Hiệu buôn tơ lụa Phúc Lợi tại số 48 phố Hàng Ngang quận Hoàn Kiếm Hà Nội, trước Cách mạng tháng Tám, cũng là nhà riêng của ông, là nơi Hồ Chí Minh ở dịp cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, và là nơi ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thân thế

Thích Minh Tuệ là bậc chân tu hay lừa đảo?
Sự thật về bức ảnh chấn động thế giới
Trở lại bài thơ phản động, chấn động cả nước

Ông sinh năm 1914, nguyên quán tại làng Bãi, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay là xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội). Ông là người con trai út trong gia đình 3 anh em. Người anh thứ tên là Trịnh Văn Bính (sau này là Thứ trưởng Bộ Tài chính), người chị lớn tên là Trịnh Thị Thục. Theo gia phả Trịnh tộc thì ông thuộc dòng dõi của Khánh quận công Trịnh Kiều – con thứ tư của An Đô Vương Trịnh Cương. Thân sinh ông là một doanh nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX, cụ Trịnh Phúc Lợi. Mẹ ông họ Phan, người gốc Hoa, về sau nối nghiệp chồng quản lý thành công hiệu buôn Phúc Lợi. Cậu ruột ông cũng là một doanh nhân nổi tiếng đầu thế kỷ XX với hiệu buôn Cự Hưng. Ông Cự Hưng tuy là em của cụ bà Phúc Lợi nhưng vì là con trai lớn trong gia đình nên còn được gọi là ông Cả. Cha ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt, mà còn nổi tiếng đào tạo ra lớp doanh nhân kế thừa. Trong số học trò của cụ Phúc Lợi, ngoài 2 người con ruột là Trịnh Văn Bô (sau kế thừa hiệu Phúc Lợi) và Trịnh Thị Thục (hiệu Phúc Đồng), còn có Nguyễn Đức Mậu (hiệu Phát Đạt), Mai Bá Lân (hiệu Lợi Quyền), Vương Xuân Tọa (hiệu Lợi Hòa, Sài Gòn)… đều trở thành những doanh nhân thành đạt tại Việt Nam giữa thế kỷ XX.

BÌNH LUẬN