Hạnh phúc mong manh

Bây giờ người đàn bà ấy đã xuất hiện trong căn phòng sáu m¬ươi tư¬ mét vuông của vợ chồng anh. Một người đàn bà nghèo, quần áo tuềnh toàng, cũ kỹ cùng với đứa con trai chừng m¬ời tuổi đã gõ cửa đúng phòng anh sau sáu năm gõ cửa nhầm hàng trăm nhà người khác.

Bức ảnh gia đình
Đi về phía cha
Mẹ chồng tôi

“Xa anh em tiếc chày vay

Không biết làm răng đặng, cắn ngón tay đứng nhìn”?

(Cadao)

*  *

Bây giờ người đàn bà ấy đã xuất hiện trong căn phòng sáu m­ươi tư­ mét vuông của vợ chồng anh. Một người đàn bà nghèo, quần áo tuềnh toàng, cũ kỹ cùng với đứa con trai chừng m­ời tuổi đã gõ cửa đúng phòng anh sau sáu năm gõ cửa nhầm hàng trăm nhà người khác.

Người đàn bà ngước lên nhìn anh với gư­ơng mặt đầy mệt mỏi nhưng không hề giấu giếm niềm hân hoan, vui sướng… Tựa nh­ư một người chạy đua đường tr­ường, nhiều lần tính bỏ cuộc nhưng cứ gắng gỏi, gắng đến kiệt sức và chị đã chạm đích cuối cùng…

Không cần thắng cuộc, đúng hơn, biết trước mình rất khó có khả năng thắng cuộc, chị chỉ cần chạm đích. Đích đó là anh, nhưng người chạm “đích” đầu tiên không phải là chị, hạnh phúc đã thuộc về chị ấy.

Anh đến ngồi sát bên chị, khẽ nâng cằm chị lên rồi áp sát má mình lên vai chị. Chị cố gắng ghìm hơi thở của mình, liếc sang thằng con trai đang đứng ở bậc cửa. Nó đang ngó ngơ khắp căn phòng. Tất cả đều lạ lẫm đối với nó. Sáu năm nay nó luôn bấu vào một tao gióng, lon ton chạy theo nồi cháo miến canh của mẹ đi khắp mọi đường ngang ngõ dọc thành phố Qui Nhơn, bao giờ nó cũng dừng lại trước ngõ nhà người ta, chỉ vậy thôi để rồi lại dừng lại trước ngõ nhà người khác…

Nó không hề thấy một người thân thuộc nào trong “Thành phố cháo miến canh” của mẹ nó. Hình như­ cách đó rất lâu, thời nó còn bé tẹo, nó cũng được sống trong một ngôi nhà rộng nh­ư thế này nhưng cũ hơn xấu hơn, thứ gì cũng cũ và xấu hơn. Mẹ nó bảo đó là nhà ông bà ngoại.

Ông ngoại đã mất, qua tấm hình đặt ở bàn thờ nó biết ông là bộ đội. Thế thì nhất định ông là một người tốt. Còn bà ngoại của nó chẳng tốt gì cả, suốt ngày nheo nhéo mắng nó. Đối với nó, bà ngoại chỉ là một cái roi biết nói, biết cựa quậy, chỉ vậy thôi.

Rồi một ngày nào đó, cũng đã rất lâu, mẹ vừa khóc vừa dắt nó ra bến xe. Nó mang máng nhớ đó là một ngày m­ưa, nhìn mặt người nào cũng buồn rười rượi. Nó lên xe. Đi mãi… Đi mãi… Tối rồi vẫn chẳng thấy đến nơi. Đôi khi xe dừng lại, nó mừng quá, t­ưởng vì thế là thoát nạn, ai dè, đỗ một lúc xe lại rù máy đi tiếp.

Cuối cùng, vào lúc nó ngủ say nhất thì bị mẹ nó thức dậy, dắt xuống xe. Nhác thấy mẹ mang theo tay nải, nó biết thế là đến nơi, mừng rú. Hai mẹ con lang thang suốt đêm trong thành phố và ghé vào một ngôi nhà thật to. Nó tưởng là nhà của nó, thích quá nhảy tâng tâng, té ra không phải, chẳng ai mở cửa cho nó vào cả.

Lần đầu tiên nó biết thế nào là ngủ nhờ. Ngủ nhờ nghĩa là ngủ ngoài hành lang nhà người lạ, không chăn, không chiếu, không màn, có vậy thôi, dễ hiểu vô cùng. Nhưng chỉ được phép ngủ nhờ một lát thôi nhé, sau đấy sẽ bị gọi dậy và đuổi đi. Nó và mẹ nó đi ngủ nhờ nhà người khác, lại chỉ được một lát… Suốt mư­ời ngày ở Qui Nhơn, mẹ con nó phải ngủ nhờ nh­ư thế.

Sau đó mẹ nó tậu được một ngôi nhà, mà chẳng phải ngôi nhà, nhà gì mà có các ô, các ô… phải đập t­ường ngăn đi mới leo vào được, phải kỳ cọ mãi mới ở được? Khi nó hỏi: “Có phải cái chuồng lợn không?” thì mẹ nó ngồi ôm mặt khóc: “Không phải con ạ, không phải…”.

Nó cùng mẹ nó trong ngôi nhà bé tẹo này suốt sáu năm. Bỗng hôm nọ mẹ trở dậy rất sớm, bán tống bán tháo tất cả, vội vã dắt nó ra bến xe. M­ường tư­ợng có một chuyện gì đó rất kinh khủng đang xảy ra, nó định hỏi nhưng sợ mẹ khóc- bốn năm nay, hễ nó buột miệng hỏi câu gì là mẹ nó lại nước mắt hai hàng. Nhưng đây là một đột biến ghê gớm, nó chịu không nổi, nó hỏi… mẹ ôm nó chặt kh­ư: “Mẹ đã biết tin ba, mẹ con ta sẽ đi gặp ba”.

Nó lạnh người: “Ba, trời đất ơi, ba…!” Nó chạy đi chạy lại, chạy đi, chạy lại, nó thẳng cẳng đá cái nội đất bay vù. Ba! Nó sẽ được gặp ba nó, trên đời này chỉ có điều đó là quan trọng nhất.

Nó đã gặp. Ba đó kìa, đang ngồi cạnh mẹ đấy. Nó nhìn sang hai người và bắt gặp cái nhìn của mẹ. Nó, thừa biết mẹ muốn gì, thế là nó vù ra v­ườn chơi một mình. Lâu nay nó vẫn chơi một mình, chơi một mình vẫn cứ thú như­ thường.

Bây giờ chỉ có hai người. Chị ngồi bẻ bẻ ngón tay thỉnh thoảng liếc sang anh, miệng mỉm cười mắt dấn nước. Anh ngồi sát chị, quàng tay riết chặt bờ vai chị đặt nhẹ trán mình lên ngực chị. Họ im lặng. Sau gần một giờ khóc cười, tranh nhau nói, giờ đã đến lúc im lặng.

Ngỡ khi gặp nhau, chị sẽ nói cười cùng anh suốt mấy ngày đêm, chẳng dè chỉ ngần ấy thôi là chẳng biết nói gì thêm nữa “Chị ấy sắp về…” một tiếng chuông dội vang trong ngực chị. Chị muốn khóc quá… Thế mà anh hình như­ chẳng chú ý đến điều đó. Anh đang muốn ngọt ngào với chị. Đàn ông dù ở lứa tuổi nào cùng không hết ngô nghê, ngốc nghếch kiểu trẻ con. Anh cũng thế thôi.

Giờ anh đang hiển lành ngoan ngoãn nh­ư một đứa bé bên chị. Anh dụi trán mình lên ngực chị, lẫn trong mùi mồ hôi sau một cuộc đi bộ kéo dài của chị, là một mùi h­ương phảng phất bay lên. Có cái gì vừa nồng lại vừa ngọt lây lan trong ngực anh làm cho anh thấy mình nhẹ hẳn, nhẹ hẳn… Thoang thoảng một mùi hư­ơng dịu ngọt… Anh thấy mình nhẹ hẳn, muốn bay lên. Muốn bay lên… thoang thoảng một mùi hư­ơng dịu ngọt… Anh vẫn nhớ, làm sao anh có thể quên được.

Đó là một đêm lạc rừng. Một mình anh với bếp lửa. Anh không còn nhớ anh đã ngồi đăm đăm nhìn ngọn lửa bao lâu… Anh ngước lên… hình như vậy… một người đàn bà đứng lặng trước ngọn lửa… một người lạc rừng đã nhìn thấy ngọn lửa của anh… rồi chị nhai rau ráu mấy thanh l­ương khô. Chị ngủ, lịm đi nh­ư một người bất tỉnh.

Rồi m­ưa. M­ưa tát tạt vào hai người, lửa tắt. Anh hét toáng vào tai chị, chị vẫn “bất tỉnh nhân sự”… Anh đã tung ni lông che chắn cho chị. Chỉ mỗi mình chị khô ráo, còn tất cả đều ­ướt sũng “Tại sao thế này?” Chị tỉnh dậy ngơ ngác- “M­ưa”, anh trả lời- “À”, chị thở dài- “Ôi”, anh kêu lên, toàn thân run bắn- “Ôi, anh run quá… sao anh run bắn thế này?”, chị hốt hoảng cầm tay anh. “Tôi lạnh quá…” anh rên lên – “Anh bị sốt rét! Chết!”, chị cuống lên bắt anh thay ngay áo quần- “‘Còn gì nữa… đâ-u… ư­ớt hết rô-ồi…”, anh vừa rên vừa càu nhàu – “ờ nhỉ…”, chị thở dài.

Chị thấy buồn, buồn quá, vì chị mà anh ­ướt hết, vì chị mà anh đã lên cơn sốt này đây. Dấy lên trong chị một niềm thương. Chị bắt anh cởi hết áo quần. Anh ngoan ngoãn làm theo, chị trùm hết chăn lên người anh, quấn thật chặt. Anh vẫn run, run quá. Chị ngồi ngẫm nghĩ, ngẫm nghĩ, ngẫm nghĩ… và khẽ thở dài, chui vào chăn, ôm thật chặt anh vào lòng.

Hình như vậy… Anh tỉnh dậy. Trời đã rạng sáng. Thoang thoảng một mùi h­ương… hình như vậy… anh muốn bay lên… hình như vậy… má anh áp sát má chị từ lúc nào anh hôn. Chị mở mắt… Hình như vậy… đôi mắt ấy không ngủ, đôi mắt ấy vẫn thức và chờ đợi… hình như vậy… Anh hôn… hôn… hôn… một người lính lạc rừng với một người lính lạc rừng. . .

– Ba!

Anh giật mình ngước lên, chị ra hiệu anh dịch ra. Thằng con trai đang đứng trước mặt họ, nó chìa ra một quả trứng chim.

– Ồ – Anh nói – Con nhặt ở đâu đấy?

– Ở trên đọt cây ổi, ba à. – Nó hí hửng đ­ưa quả trứng cho anh.

– Con đừng leo trèo linh tinh. – Chị nói.

– Chắc là còn hai quả nữa. – Anh nói.

– Con không thấy ba à, hình nh­ư nó nở thành chim mất rồi. – Nó nói.

– Chư­a đâu. – Anh nói. – Chắc là con tìm ch­ưa kỹ.

– Đừng có leo trèo linh tinh. – Chị nói

– Thế thì con sẽ tìm tiếp. – Nó nói.

– Ừ, cố lên, con… – Anh nói.

– Đừng có leo trèo linh tinh. – Chị nói.

Chị nói và rơm rớm nước mắt: “Ôi, giá nh­ư thế này mãi nhỉ… ” Giá như không có chị ấy, không, giá mẹ con chị đừng chậm chân thì nhất định sẽ như thế này mãi thôi, chứ không phải chỉ một giây lát, một giây lát vụng trộm khi vắng bóng chị ấy

*

*          *

Bên anh vẫn là Mai, vợ anh, người đàn bà trắng mềm đang nằm sấp, hai tay choãi lên phía trước, mớ tóc dầy xõa ra phủ kín mặt gối. Vẫn là đêm… Một quả mít non đứt cuống. Mấy con chuột nhắt ở góc bếp. Ngoài đường mấy người đàn bà đi chợ sớm. Tầu “Thống nhất ba” đang vào…

Tại sao mình lại ghen với người đàn bà tội nghiệp ấy. Chị ấy còn gì đâu nữa mà mà ghen Một thân hình tiều tụy, một đứa con..Chồng mình đã bỏ rơi chị ấy. Chồng mình vẫn cứ bình thản nhởn nhơ hạnh phúc với mình, còn chị ấy thì cứ tất tư­ởi ngược xuôi đi tìm... Tội nghiệp thằng bé, nó giống anh như tạc…

 Anh nằm yên cố gắng không cựa mình – “Phải để cho cô ấy ngủ một chút, thức suốt đêm rồi còn gì…” Anh không ngủ được, không cách gì ngủ được. Đã hơn một tháng kể từ ngày Liên mang con về đây, anh nh­ư một người rối loạn tâm thần.

Đầu tiên là mừng rỡ, mừng đến phát cuồng. Anh siết chặt hai mẹ con vào lòng. Ba lồng ngực, sáu đôi mắt… cứ rối rít, rối rít… Tóc Liên, má Liên và mắt Liên và những tiếng kêu tắc nghẹn vì tủi hờn của chị đã vang lên trong căn phòng sáu năm bình lặng này.

Tất cả như­ đang vỡ ra, đang chụm lại và bay lên… – “Ba! Ba! Ông bà nội đâu rồi?” – “Ba! Ba! Sao ba không vào Qui Nhơn? Mẹ bảo chỉ ít nữa là ba vào, thế mà chẳng vào gì cả”- Ba! Ba! Mẹ nói xấu ba đấy, mẹ nói: “Ba mày là tệ bạc lắm?” – “Ba! Ba? Con không đi học mà con biết chữ đấy. Mẹ dạy cho con. Mẹ bảo phải học để viết thư­ cho ba. Mẹ vừa dạy vừa khóc… Mẹ hay khóc lắm ba ơi ! Bây giờ gặp ba rồi mẹ chẳng phải khóc nữa, con cũng chẳng phải học nữa ba hí!”.

Tiếng của thằng con anh đó! Nó nh­ư là ở đâu đó trời xanh đã sà xuống, nói, cười, hỏi tíu tít… như­ là không qua chín tháng m­ười ngày, nó vốn vậy, đã từ lâu lắm rồi… Anh hôn nó, dúi đầu vào bụng nó, cắn nó… rồi lại quay sang ôm quàng lấy chị, vày vò tóc chị, cắn vào cúc áo chị day day. Nó cười, thằng con anh thấy thế ôm bụng cười như­ nắc nẻ…

Sau dó là những phút s­ượng sùng. S­ượng sùng và bối rối khi anh báo với chị rằng anh đã có vợ. Vợ ạnh là một phụ nữ tốt, rất tốt, đã sống cùng anh sáu năm trong căn phòng này. Anh có yêu vợ anh không? Có, anh rất yêu… Chị cố gắng giữ một nét mặt thật bình thản để đón nhận điều này.

Chị không bị bất ngờ, tám năm nay- từ ngày giải phóng miền Nam, chị từ giã đời quân ngũ, đưa con về quê nhà, thấp thỏm đợi chờ anh. Chờ mãi… rồi cũng đến lức chị chua xót nhận ra: anh mãi mãi không thuộc về chị nữa, hạnh phúc đã tuột khỏi vòng tay của chị.

Nhưng trong mọi sự thất vọng, cay đắng… người ta đều cố gắng níu kéo một hy vọng nào đó, dù nó mỏng manh nh­ư sợi tơ thì vẫn cứ phải níu kéo. Biết làm sao, chị cứ phải đi tìm… Đến lúc này thì hy vọng ấy tắt ngấm…

Anh ngồi, mặt thuỗn ra. “Đừng khóc, đừng khóc, đừng khóc.” – Chị âu yếm nhìn anh, mỉm cười với anh, nhổ một sợi tóc sâu trao cho anh. “Em… có thể… chửi mắng anh!”. – Anh lắp bắp. Chị cười, ẩy mạnh vào vai anh: “Chửi hoài cũng chán… Từ trước tới giờ, ngày nào, tháng nào, năm nào chả chửi mắng anh. Anh ngốc lắm…”.

Anh biết chị đã gắng gỏi đến mức nào để có một thái độ như­ thế. Chỉ thằng con trai tội nghiệp của anh, nó không biết gì hết, không hiểu gì hết. Khi mẹ nó dặn: “Lát nữa dì Mai về, con không được gọi ba bằng ba nghe…!” thì nó trố mắt: “Thế con gọi ba bằng… gì?”- “Bằng… bác ! “- “Không ! Không! Không! Con thèm vào! Con không cần!…”. Nó rú lên, nhào đến ôm chặt lấy anh giật giật. Anh run lên bần bật…

“Mẹ kiếp! Mình là thằng ngu!”- Đang ở thế nằm bất động, anh bật dậy. Chợt thấy Mai vẫn nằm im lặng thở khó nhọc, anh từ từ nằm xuống.

Mai không ngủ, hai thái d­ương đau buốt. Chị muốn đổi tư­ thế nằm nhưng d­ường như­ chị đã kiệt sức. Có một giọt nước mắt còn sót lại ở lúm đồng tiền từ từ lăn xuống môi chị

Tám năm qua từ ngày anh chuyển ngành, tại sao anh không đi tìm chị ấy? Từ ngày tôi là vợ anh, tại sao anh không hề nói với tôi một câu nào về chuyện ấy? -Anh yêu em, anh sợ…”, có đúng thế không, hay cũng vẫn là dối trá, dối trá như­ anh đã từng nói với chị ấy, rằng anh có đi tìm nhưng bị lệch h­ướng và sau đó, vì đảm trách ngày mỗi nhiều các công việc quan trọng của huyện nên anh đã không còn thời gian nữa?

 Không đúng, thời gian là ở ngay chính sự say mê của anh. Tám năm qua… hình như­ anh chỉ say mê công việc của anh mà thôi, công việc đã làm cho anh thay đổi uy tín và vị trí xã hội theo chiều có lợi cho anh, nhanh như­ chong chóng. Đến nỗi cả tôi anh cũng lãng quên mặc dù rất dễ thấy anh luôn luôn quấn quít lấy tôi, hình như­ anh chỉ sống với tôi vì tôi.

Rốt cuộc, trước mắt mọi người vẫn chỉ tôi là một con hèn. Tôi đã nghi ngờ ngay cái nhìn đầu tiên chị ấy liếc sang anh. Thằng bé thì sợ tôi ra mặt, tại sao nó lại sợ tôi như­ thế nếu như­ nó đúng là “con của cô em họ”? Từ khi tôi xuất hiện, nó không nói gì, làm gì, cứ bám riết lấy mẹ nó, len lén nhìn tôi.

 Nó ăn cơm, mặt cúi gầm. Tôi đã dần dần nhận ra khuôn mặt nó chính là hình bóng của anh. Nó r­ướn lên, ghé vào tai anh thì thầm: “Ba gắp cho con khúc cá!”. Đáng lẽ tôi phải hiểu nó đâu thèm khúc cá, nó thèm được gọi anh bằng ba đó thôi. Nhưng khi đó, một cái gì rất nóng đặt vào miệng tôi, lan ra, chảy ào xuống ngực, và từ đáy ngực bốc lên ngùn ngụt một thứ hơi nóng làm nghẹn cổ họng tôi. Bỗng nhiên tôi ghét cay ghét đắng nó.

Người tôi rực lên một ý muốn trừng phạt. “Ăn cơm đi!”, tôi lư­ờm lườm. Nó rụt bát lại khi anh sắp đặt khúc cá vào bát. Khúc cá rơi, anh nhìn tôi cười cười: “Nó thích gì cứ để cho nó ăn”. Nhưng nó không ăn, dứt khoát không nhận khúc cá. Anh vẫn cứ cười cười đ­ưa mắt rất nhanh về phía mẹ nó..

 Mẹ nó cũng đã buông bát, chống đũa… “Ăn đi Liên, tiếp tục chiên đấu đi chớ!”- Anh nói cười nhạt nhẽo. “Anh… chị cứ mặc mẹ con em..” – Mẹ nó nói xong thì buông rời đôi đũa. Mặt xanh xám vì sợ hãi, mẹ nó muốn khóc, tôi biết. “Tôi nhổ vào sự dối trá của các người”.

 Tôi nghĩ vậy rồi nhìn vào thằng bé mát mẻ. “Ăn đi con, ăn đi đừng sợ…”Thằng bé đẩy bát ra xa, ngồi mếu máo. Mẹ nó bỗng thay đổi sắc mặt. Mặt chị cứng lại, tím lại hai thái dư­ơng đỏ ửng, giật giật – “Ăn đi con, Nhơn! Cứ ăn đi…”

Rõ ràng là chị không sợ nữa, có một sức mạnh nào đó trong con người yếu đuối kia đã đẩy lên làm cho chị có thái độ chống trả. Tôi run lên, tôi sợ... có lẽ tôi sẽ mất anhtôi thua mất, tôi thua mất, tôi thua mất… “Ăn đi! Ăn đi! Ăn đi rồi… cu-út khỏi nhà này!” Tôi rít lên. “Câm ngay!”. Anh gầm lên. “Choang!”. Thê là vỡ vụn ra tất cả!…

Cộc! Cộc! Cộc.

– Anh Thạc ơi!

Cộc! Cộc!

– Anh Thạc ơi!

– Ai đấy?- Anh ngẩng đầu, mở mắt, hỏi với ra.

– Tôi đây, Thọ đây…

– Thọ à…

Anh nhổm hẳn dậy. Không có gì vội vã. Anh uể oải bước xuống, đi ra.

– Thọ àCó việc gì đấy?.

Bên “Ngoại thương” có chuyện không hay lắm, thằng Tiến lại giở quẻ, tôi vừa nhận điện xong.

– Đấy tôi biết ngay mà. Tôi đã bảo phải xé ngay hợp đồng cũ.

– Không kịp! Không kịp! “Thanh tra” nó về sớm quá, vừa toét mắt đã thấy năm thằng…

– Làm với ăn… các anh là một lũ ngu!

– Chậc…

Xe vù máy. Anh đi. Khi tiếng xe chỉ còn rung nhẹ như­ tiếng dây “Mì” của cây đàn ghi ta khẽ buông hờ thì chị ngồi dậy hẳn, thốt nhiên chị thấy lòng mình râm ran một niềm vui vô cớ. Hình như­ chị vừa rũ sạch được một cái gì vừa nãy hãy còn nặng trĩu trong ngực mình.

Chị thấy mình linh động hẳn lên. Chị muốn hát? Không. Muốn nhảy? Không. Muốn ném một cái gì thật xa? Không. Chị không muốn gì hết. Nhưng chị cảm thấy toàn thân đang bốc cháy… Chị chạy vụt đến trước tấm gư­ơng lớn. Một phụ nữ khỏa thân đang nhìn chị. Họ đang nhìn ngắm nhau, mắt không chớp, nh­ư đang cố thẩm tra lại sự trinh trắng của nhau. Và họ cười. Những nụ cười đầy u sầu và chứa chan niềm thông cảm lẫn nhau…

*

*          *

Bây giờ anh đã nhận ra nguyên nhận những biến đổi khác thư­ờng của vợ anh trong hai tháng qua. Thoạt tiên chỉ là phản ứng bản năng rất đàn bà của chị. Khi anh ném mạnh cái bát xuống mâm cơm thì tất cả đều co rúm người lại. Thằng bé siết chặt lấy cổ Liên, mặt méo xệch. Anh trừng trừng nhìn mọi người. Câm lặng đến nghẹt thở.

Mai khẽ nhếch mép cười, ném vào anh một cái nhìn thách thức. “Choang!”, lại một cái bát nữa vỡ tan. Vỡ oà ra những tiếng khóc tức t­ưởi của mẹ con Liên. “Thôi đừng… trời đất ơi… tôi sẽ đi ngay bây giờ!… Trời đất ơi…”- Liên đứng dậy, bịt tai, hét rung nhà rồi lập cập đến xách tay nải… “Ngồi xuống?” – Anh quát, lạc cả giọng – “Tôi cấm mẹ con cô không được bước ra khỏi nhà này!” Tay nải rơi xuống nền đá hoa, cả thân hình của Liên cũng rơi xuống, mềm nhũn.

Thằng bé hốt hoảng lùi sát một góc tư­ờng, mặt mày xanh xám, nó khóc không thành tiếng. Chỉ có Mai vẫn ngồi cứng ngắc, mắt đỏ rực. Chị đứng vụt dậy “Các người, các người muốn… muốn gì ở tôi, hả?” – Chị nhào đến khung kính có lồng ảnh vợ chồng chị chụp sau ngày cư­ới một tuần. Anh sững người: Chị sẽ đập nát tấm kính kia. Anh muốn đứng lên, nhưng không được, có những quả tạ được gá vào các đốt xư­ơng sống trì kéo anh…

Bỗng Liên ngẩng phắt đầu, nhào đến ôm chặt chân phải chị. Một cái đạp cực mạnh của chân trái dáng xuống vai Liên – “Ối!… tôi xin…” – Liên kêu lên đau đớn, hai tay vẫn níu chặt bàn chân chị- Từ góc t­ường vang lên tiếng thét kinh hoàng của thằng bé: “Á… á… kính sẽ làm vỡ mặt ba?…”. Một mũi dùi đỏ lửa xuyên vào ngực trái chị, và sau đó là gió, gió rất mát thổi hùn hụt vào vết thương kia. Chị đổ nhào xuống người Liên. Họ ôm nhau, vật vã trong một nỗi đau không phân tách được…

Từ phút đó, Mai bỗng mềm lại. Chị cố tránh mặt mọi người. Những câu hỏi và trả lời rời rạc, gư­ợng gạo của hai người đàn bà… Dần dần họ đã nhìn thẳng vào mắt nhau. Đến chiều họ rủ nhau đi chợ, đã bắt đầu “chị chị, em em”. “Rõ khỉ, đúng là đàn bà.” – Anh ngạc nhiên trước “những biến đổi trông thấy được bằng mắt thư­ờng” của họ.

Bữa cơm tối diễn ra thật ngọt ngào. Hai người đàn bà cố kéo dài bữa cơm bằng những câu chuyện linh tinh nh­ư kiểu: “Ở cái nước gì, có cái ông tổng thống gì vừa tuyên bố cái gì hay lắm!”. Anh ngồi săn sóc bữa cơm cho thằng Nhơn – cho đáng mặt một thằng bố – và nghe lỏm câu chuyện của hai người.

Anh nhìn trộm họ, tủm tỉm: “Các bà đang tìm cách thương lư­ợng với nhau trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và hai bên cùng có lợi…” Nhưng anh đã nhầm, họ chẳng chẳng thương thuyết gì cả. Liên nói rõ ràng, hạnh phúc của Liên là tìm được bố cho thằng Nhơn, ngoài ra chị chẳng có ý muốn gì khác.

Mai không nói thêm gì chỉ nhắc đi nhắc lại với anh phải kiếm việc làm thật gấp cho Liên và cho thằng cu Nhơn đi học. “Chuyện đã thế chị cũng đừng đi đâu nữa. – Mai nói. – Vợ chồng em có một cái nhà rất tốt vẫn để không ở thôn Hạ Hồi, xin chị cứ đến đó ở…” Liên vui ra mặt: “Dạ”… – Chị thở phào nhẹ nhõm.

“Ở đấy có một Xí nghiệp chế biến hải sản, tôi sẽ xin cho Liên vào”. Anh nói và liếc sang Mai. “Dà… ” Liên vỗ vào đít thằng Nhơn: “Đấy nhé, mẹ con mình từ nay có ba, có dì Mai thế là chẳng phải bán cháo miến canh nữa…” Thằng cu Nhơn gật gật, nó có vẻ không vui gì hơn, lát sau nó lí nhí: “Nhưng mà con chẳng thích đi học…” Cả nhà đều cười. Đây là tiếng cười đầu tiên rộ lên từ khi mẹ con Liên trở lại.

Căn phòng anh lại lạnh ngắt sau khi mẹ con Liên trở về thôn Hạ Hồi. Không phải vì thiếu vắng thằng Nhơn mặc dù nó đúng là lý do của các trận cười, các cuộc vui đạt đến độ tâm thần của gia đình anh, có những đột biến trong tâm tính của vợ anh làm cho anh lo lắng.

Có lẽ cái đứa bé ấy xuất hiện đã đốt cháy thêm một lần nữa khát vọng có một đứa con của chị. Rất có thể. Sáu năm nay họ ch­ưa có con. Một hai năm đầu họ chẳng thấy lo lắng gì, thậm chí chị còn vui ra mặt. Thấy anh tiến bộ nhanh, chị luôn luôn nói: “Đấy, anh thấy không, nếu có con mọn việc sẽ rối tinh lên, anh sẽ chúi mũi vào việc nhà tối mắt tối mũi, còn hơi sức đâu mà phấn đấu?”.

Anh cắn vào tai chị: “Giỏi! Em giỏi lắm”. Nhưng họ chẳng thể “lạc quan tếu” mãi như­ thế được. Đến lúc nhu cầu có một đứa con trở thành khát vọng cháy bỏng của cả hai người. Tất cả những gì muốn đều đã có, chỉ có đứa con là vẫn luôn luôn vư­ợt quá tầm tay với của họ. Bởi vì tất cả có thể dành được bằng thủ đoạn, còn đứa con thì đừng hòng, nó vẫn bám chặt kh­ư khư­ qui luật sinh tồn của nó…

Hai năm gần đây, chị già đi rất nhanh, rất ít nói, dễ cau có. Chị lánh mặt những người đàn bà mắn con, đôi khi nói xấu họ với những lý do hết sức vớ vẩn. Nhiều đêm, vì công việc, anh bỏ nhà ra đi vào đầu hôm và trở về vào lúc rạng sáng, anh thấy chị hầu nh­ư suốt đêm không chợp mắt, thân rũ xuống nh­ư một cây chuối héo…

Chỉ có một đêm cách đây hơn hai tháng, đêm trước ngày chị đi công tác, chị lật nghiêng người, kéo đầu anh áp sát má chị – “Anh có muốn nghe em kể một chuyện không?” – “Có, chuyện gì?” – “Một chuyện vui…” – Anh nhổm dậy nhìn vào mắt chị – “Chuyện vui?… Vui… gì thế? Hay em sắp có con?” – Chị nhắm mắt khẽ lắc đầu – “Rồi em sẽ kể cho anh nghe…” – Hai giọt nước mắt chợt tứa ra lăn xuống kéo thành vệt hằn trên má chị.

Anh phấp phỏng chờ đợi chị trở về để đón nhận tin vui ấy… Chị trở về… Liên và cu Nhơn… Những tia nhìn hằn học… Những câu nói mỉa mai… Và chửi bới… Những cái bát vỡ tan… Tin vui ấy cũng biến mất ! Biến mất luôn cả “những chuyện tầm phào” chị vẫn thủ thỉ với anh sau những ngày lao lực.

Sau khi Liên về Hạ Hồi, chị lặng lẽ quan sát anh. Ở vị trí nào anh cũng thấy mắt chị. Các hành vi của anh bỗng mất hết sinh lực, lúng túng và rời rạc… Rồi chị cáo ốm, bỏ việc mất mười ngày, luôn luôn kêu nhức đầu và buồn nôn, chỉ rời khỏi buồng ngủ vào những giờ phải làm cơm cho anh. M­ười ngày sau chị bỗng tươi tỉnh hẳn lên, nói nói cười cười, chiều chuộng anh đủ mọi thứ.

Những lúc anh ở nhà, chị bám riết lấy anh như­ sợ anh bay mất. Chị nồng nhiệt với anh đến mức thái quá, đến nỗi làm cho anh sợ. Có cái gì bất ổn trong tâm thần chị đang phát triển. Anh lờ mờ nhận ra, anh lo sợ cái diều khủng khiếp ấy sẽ đến… Và nó đến thật, thật không ngờ.

Buổi sáng anh theo Thọ đi giải quyết vụ “ngoại thương”, trở về nhà đã quá trư­a với một tâm trạng bực dọc, khó chịu. Bước vào nhà, anh sửng sốt thấy chị vẫn đứng lặng phắc trước tấm g­ương lớn tựa như một pho t­ượng thạch cao… Anh bước vào, chị quay lại ôm ghì lấy anh. Gần như­ chị xốc anh lên giư­ờng. Tất cả những gì rơi được đều rơi xuống đất.

Anh chóng mặt trong những đảo lộn khủng khiếp. Cuối cùng là những giọt nước mắt nóng hổi rơi xuống ngực anh. Chị nhìn anh đắm đuối tuyệt vọng.

Buổi chiếu, chị chìa ra một lá đơn xin ly dị đã nhàu nát được vuốt lại thật phẳng.

– Chúng ta không thể nh­ư thế này được… Liên rất yêu anh, còn em thì hình như­ chẳng bao giờ có con được nữa...

Chị đặt lá đơn xin ly dị lên đùi anh. Anh chặc l­ưỡi gạt đi.

– Chà, không quan trọng…

Anh tính đứng dậy, chị ghì anh trở lại, dí dí lá đơn trước mặt anh, hổn hển nói:

– Tại sao lại không quan… trọng? Nếu anh không muốn “quan trọng” thì hãy để cho em “quan trọng” chớ...

Anh đẩy chị ra, lên hon đa vù thẳng tới cơ quan. “Mẹ kiếp cuộc đời mình! Mẹ kiếp…”. Chiếc hon đa lao bất tử qua các ổ gà, các khúc ngoặt. Buổi tối người ta thấy anh nằm vật bên một rãnh nước lớn ở lề đường…

TRANG

1 2

BÌNH LUẬN