CHƯƠNG 1 Lần nầy là lần thứ hai tôi được mẹ tôi giao nhiêm vụ đi tảo mộ cho Dì Dương Sáu tôi...Dì Sáu là em kế của mẹ tôi, Dì Dượng ở trên khu Hàng
CHƯƠNG 1
Lần nầy là lần thứ hai tôi được mẹ tôi giao nhiêm vụ đi tảo mộ cho Dì Dương Sáu tôi…Dì Sáu là em kế của mẹ tôi, Dì Dượng ở trên khu Hàng Xanh đã bị Việt Cộng chiếm nhà làm chổ trú ẩn để đánh nhau với Quân Đội trong biến cố Tết Mậu Thân, nên Dì Dượng đều bị tử nạn… cùng với rất đông đồng bào vô tội khác… và tất cả đều được vị sư trụ trì chùa
Phước Lâm chôn trong khu nghĩa trang của chùa vì lúc đó cũng khó tìm được thân nhân… Mẹ tôi rất thương Dì Sáu tôi, nên sau khi con Tú, đứa con gái duy nhất của Dì cùng chồng nó đi vượt biên thì mẹ tôi đã nhận lời săn sóc mộ phần của Dì Dượng cho nó an lòng…
Tết Mậu Thân như thế nào thì tôi còn quá nhỏ để biết, nhưng khi nghĩ tới Ba đi tù cải tạo chẳng biết bao giờ về và hằng ngày nhìn thấy những tên gọi là cán bộ nhà nước đi rảo trong xóm hết kêu đóng góp cái nầy, cái nọ… lại họp tổ dân phố để nghe chúng nói dóc, tôi thật ghét cái bọn người nầy lắm… vậy mà hằng ngày tôi cứ phải tiếp xúc với chúng mới chết chứ…
Số là Cậu Ba của tôi có một hãng làm kem, nói là hãng cho oai thôi, chứ cũng chẳng có bảng hiệu gì, núp dưới chiêu bài ba lợi ích cho bọn Quận đội Quận 8, kem sản xuất ra từ hãng của Cậu chủ yếu là để cung cấp cho các rạp hát… mà nhiệm vụ chuyên chở là tôi và 4 người nữa… ngoài ra tôi còn được Cậu giao cho đi mua vật liệu sản xuất như đường, bột, dừa khô…. khi hãng cần…. nên tôi được Cậu cho xữ dụng chiếc xe Honda Dame… có điều cái băng sau của chiếc xe lúc nào cũng là cái thùng chở kem tổ bố nên chả chở được người….
… Sáng nay cũng vậy…. sau khi giao kem đầy đủ cho các rạp hát thì cũng gần trưa… tôi chạy về nhà để lấy nhang, giấy tiền vàng bạc… mà Mẹ tôi đã để sẳn đi lên mộ của Dì Dượng Sáu… Một năm qua con đường đưa vào nghĩa trang cũng quá nhiều thay đổi…
…Những mái nhà… gọi là túp lều có lẻ đúng hơn, mọc lên khắp nơi hai bên con hẽm, mà chủ nhân của nó được biết là từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, giàu, đẹp mới di cư vào… nên con hẽm trở nên đông đúc người, khác hẳn năm trước khi tôi tới… Tôi dựng xe khoá cẩn thận kế bên mộ của Dì Dượng… lấy tạm cây chổi cùn của ai đó dưới gốc cây điệp bên ngoài để quét bụi đất lá cây… vì hai ngôi mộ đã được xây bằng xi măng nên tôi chỉ đi vòng quanh quét một chút là sạch sẽ…
Trả cây chổi về chổ củ, tôi lấy nhang, giấy vàng bạc ra đốt và thầm vái Dì Dượng Tết hãy về nhà tôi chơi… Không biết ổng bả có nghe tôi vái mời thiệt không mà trời giữa trưa đang nắng gắt bổng dưng có một vầng mây đen thiệt to bay ngang lại thêm một cơn gió nhè nhẹ khiến tôi thấy dể chịu đến lạ… Tôi ngồi trên thềm mộ của Dì Sáu đưa mắt nhìn một lượt khu nghĩa trang, tuy người còn ở lại không bao nhiêu nhưng hầu như ngôi mộ nào cũng sạch sẽ… Tôi chợt để ý đến một ngôi mộ… hình như năm rồi tôi không thấy… vì nó cao hơn hết và mộ bia bằng đá mài, không xa mộ Dì Dượng tôi là mấy… hiếu kỳ, tôi đứng lên đi về ngôi mộ đó…
… Đập vào mắt tôi trước tiên là hình một cô gái thật đẹp trên tấm mộ bia, với mái tóc dài buông xoả trên bờ vai, đứng tựa lưng vào con voi đá, một chân gác trên vòi voi, hai bàn tay bỏ vào trong túi áo coat màu xanh nhạt, đôi mắt thì sao buồn thăm thẳm… Sau giây phút, tôi bình tỉnh lại và cũng hơi ngạc nhiên khi thấy lần đầu tiên trên mộ bia mà lộng ảnh nguyên người như thế nầy… tôi đọc lẩm nhẩm…
” Nguyễn Thị Hoàng A…
sinh ngày… chết ngày… hưởng dương 18 tuổi…. “.
Tôi cúi nhìn lư hương thì thấy hình như chưa có ai đốt trong ngày hôm nay… nên đi về xe lấy bó nhang còn lại đốt lên và cắm vào lư hương… vì giấy tiền vàng bạc đã đốt hết nên vừa cắm nhang tôi vừa nói đùa: ” tiếc là, tôi hết tiền nên không đốt cho cô được, cô sống khôn thác thiêng cãm nhận một chút lòng thành, cô thật đẹp lắm, chết sớm vậy thiệt là uổng quá đi…”
Không biết có phải cãm nhận được ý nghĩ trêu cợt của tôi không, mà cơn gió đang hiu hiu bổng dưng thổi ào qua và một chú se sẻ từ đâu lượn lại đáp xuống trước mặt tôi rồi hoảng hốt bay lên cây điệp bên ngoài mất dạng. Gai ốc tôi nỗi lên vì những câu chuyện Liêu Trai tôi nghe kể lỏm bỏm bổng dưng hiện lên thật rỏ nét, nhưng chút thôi vì tôi nghĩ, làm gì có Ma giữa thời đại vệ tinh nầy… Nhìn đồng hồ thấy cũng gần 4 giờ chiều, tôi định đứng lên đi lấy xe về thì…
– Á, Má ơi, mình đến trể rồi, có người đã đốt nhang cho chị A. kìa…
Quay nhìn lại, tôi thấy có hai người phụ nữ đang tiến lại chổ tôi.
Tôi chỉ kịp đứng nép qua một bên, người phụ nữ trẻ, đúng hơn là một cô bé chừng 15, 16 tuổi đã chạy đến trước ngôi mộ, mà khi ngang qua tôi cô đã nở một nụ cười thật hồn nhiên. Người phụ nữ lớn tuổi, chắc chắn là mẹ của cô bé cũng đã đến gần bên tôi, đưa tay mở chiếc khăn che mặt, loại khăn mà người ta vẫn thường dùng khi chạy xe Honda để che bớt bụi và nắng của cái thành phố quá đông đúc nầy. Nghĩ họ là thân nhân của người quá cố, tôi hơi ngượng…
– Dạ, chào Dì, cháu xin lỗi, sẳn còn một ít nhang nên cháu đã thắp cho cô A., nếu không phải xin Dì hãy thứ lỗi…
– Ồ, có gì đâu – người phụ nữ trả lời – cậu đà thắp nhang cho Hoàng A., mẹ con tôi cám ơn còn không hết, sao lại trách cậu chứ, tại hôm nay tôi và con Thi cũng bận chút việc nên đến bây giờ mới tảo mộ cho Hoàng A. được…
Dứt lời bà ta gọi cô bé, lúc bấy giờ đang đứng nhắm mắt chấp tay trước ngôi mộ, miệng lẩm nhẩm như đang nói chuyện với ai đó…
– Thi ơi, con coi đốt giấy tiền cho Hoàng A. rồi về con…
và bà ta đưa chiếc túi bàng đang xách trong tay về hướng Thi…
Thi cúi đầu xá mấy xá, xong mới “dạ” và đi lại đón chiếc túi bàng từ tay mẹ. Tôi sau giây phút ngượng ngùng, bây giờ mới nhìn kỷ họ hơn, người phụ nữ khoảng trên dưới 40, và tuy không trang điểm, nhưng khuôn mặt trái soan, với đôi mắt thật sâu, ẩn tàng một nét đẹp đài các, và Thi cũng hao hao giống mẹ, nhưng nhìn Thi với ảnh của người trên ngôi mộ thì thật khác xa, và khi nói chuyện, mẹ Thi chỉ gọi người chết là Hoàng A. mà thôi, bộ họ không phải là mẹ con, chị em sao chứ.Tôi tò mò…
– Thưa Dì, cháu tên Toàn…
– Gọi tôi là Dì Lan đi.
Mẹ Thi cười thật hiền, nhìn Thi đang xếp giấy tiền vàng bạc, rót nước ra chun, và cắm một cành huệ trắng vào bình bông bên dưới mộ bia:
– Tội nghiệp cho con bé, nó chết còn trẻ quá…
– Ô, vậy Hoàng A. không phải là chị của cô Thi à Dì Lan…
– Cô Thi cái gì, gọi nó là con Thi cho tiện, Hoàng A. với chúng tôi chỉ là láng giềng với nhau thôi hà…
Tôi ngạc nhiên vô cùng, láng giềng sau lại đi tảo mộ vậy còn thân nhân của người chết đâu. Dì Lan như hiểu được thắc mắc của tôi, nhưng chưa kịp nói gì, thì Thi lên tiếng:
– Chị Hoàng A. tốt với má con em lắm đó anh…
Câu nói xen vào của Thi càng làm tôi thắc mắc hơn, nhất là khi thấy Dì Lan trừng mắt nhìn Thi…
– Con lại nói gì nữa đây….
Dì quay sang tôi…
– Con nhỏ nầy, lớn đầu rồi mà không nên thân, ăn nói gì đâu không hà, cậu đừng để ý nha…
Rồi Dì khẻ thở dài như nghĩ ngợi điều gì… bỗng Dì hỏi tôi:
– Cậu Toàn có ở gần đây không vậy?
– Dạ không gần mà cũng không xa… tôi cười… cháu ở vùng chợ Tân Định đó Dì…
– Vậy cậu có bao giờ nghe tên Bác sĩ Nguyễn Trần T. không?
Tôi lắc đầu.
– Đi lên trên 3 con hẽm nữa, ngoài mặt tiền đường Bạch Đằng có một ngôi nhà ba tầng lầu là nhà của BS T. đó, và Hoàng A. chính là con gái lớn của Ô. Bà BS…
– Thế sao…
– Thế sao… Ô. Bà BS không đi tảo mộ cho con, mà là chúng tôi chớ gì… Ô. Bà BS và cô con gái thứ hai, thực ra là em song sanh với Hoàng A. đã đi vượt biên rồi…
Hắng giọng Dì Lan tiếp…
– Chỉ vài ngày trước khi gia đình Ô. Bà BS lên đường, Hoàng A. đi mua một ít đồ dùng bằng xe Honda đã bị hai tên cướp chạy theo giật chiếc túi xách nó để đàng trước giỏ xe, nó bị té, đầu chạm xuống mặt đường và đã chết khi vừa đưa đến Bệnh Viện Chợ Rẫy. Ô. Bà BS tuy đau xót vì mất con, nhưng cũng phải đi thôi, nên Ô. Bà đã nhờ tôi trông coi mồ mã cho Hoàng A. như cậu đã thấy đó.
Dì Lan ngừng nói, đôi mắt thoáng chút u buồn, nhìn vào khoáng không và lại thở dài. Tôi thấy trong câu chuyện Dì kể, hình như có một chút gì chưa trọn vẹn. Suy nghĩ theo cãm quan của mình, nếu như tôi bị mất người thân trong hoàn cảnh như vậy, chưa chắc gì tôi lại chịu đi vượt biên, nhưng tôi chợt nhớ ra, dù sao mình cũng là người lạ mà…
– Nghe câu chuyện Dì kể xong, cháu cũng thấy mình sao sao á, cũng như lúc nảy khi cháu nhìn tấm ảnh của Hoàng A. trên mộ bia, đôi mắt u buồn quá khiến cháu có cãm tưởng là cô ấy như ở đâu đây.
– Thực anh có cãm giác như vậy sao?
Thi ngồi nghe tự nãy giờ bổng xen vào.Tôi chưa kịp trả lời Thi thì Dì Lan đã nói:
– Thôi đốt giấy cho Hoàng A. rồi về con, trời sắp tối rồi đó…
Quay sang tôi Dì tiếp:
– Hôm nào Cậu rảnh đến nhà tôi chơi, chúng ta sẽ nói chuyện nhiều hơn, cậu đến ngôi nhà của Ô. Bà BS T., bây giờ là trụ sở của tụi nó, ngay đường hẽm đó đi vào gần cuối hỏi nhà Cô giáo Lan thì ai cũng biết, còn bây giờ….
Dì chợt nín bặt, cúi xuống phụ với Thi đổ nước từ trong chai xuống những tàn giấy vừa cháy hết cho tắt hẳn, đồng thời nói nhỏ gì đó vào tai Thi, xong hai người đứng dậy chào tôi rồi đi ra cổng. Chợt Thi quay trở lại lấy trong giỏ ra một trái ổi xá lị đặt lên mộ bia và nói lớn:
– ” nảy giờ em quên, ổi nầy chị thích ăn lắm, ăn đi nha, em về à…”
Có lẻ khi trở ra chỉ còn thấy có một chiếc xe của tôi, trên có chở một thùng đựng kem tổ bố nên Thi hỏi luôn… khi tôi cũng đi ra với cô…
– Bộ anh bán cà rem hả?
Tôi gật đầu:
– Nhưng chỉ bán tại các rạp hát không hà…
– Rạp nào vậy… để khi nào Thi đi coi hát, Thi mua cho…
Có tiếng Dì Lan gọi Thi đàng trước, Thi chạy theo mẹ và không quên quay lại nheo mắt lần nữa với tôi…
Tôi lên xe đạp máy đi lần lần ra cỗng nghĩa trang, trời cũng đã chạng vạng, ngay một ngỏ rẻ để ra đường lớn, tôi thấy hai chiếc Honda trên có 4 thanh niên, mà nhìn thoáng qua cũng biết ngay là bọn công an chìm… lạ là mới đó không biết Dì Lan và Thi đi bằng đường nào mà khi ra đến đường lớn tôi không hề trông thấy họ.
Từ đây về hãng kem tôi làm bên Quận 8 cũng khá xa nên tôi cho xe chạy nhanh chút mà trong đầu cứ mãi suy nghĩ về câu chuyện vừa mới nghe và khuôn mặt của tấm ảnh trên mộ bia thật rỏ nét. Tới ngã tư Phú Nhuận, tôi chợt nhớ bên đường Nguyễn Minh Chiếu có một xe bán hủ tiếu bò viên thật ngon, và thấy đói bụng nên tôi vòng xe lại ghé vào. Kéo ghế ngồi chưa kịp kêu đồ ăn, thì có hai thanh niên cũng ngừng xe và ngồi bàn đâu mặt với tôi, tôi nhận ra ngay là hai trong bốn tên công an tôi gặp lúc nảy… hơi chột dạ, tôi nghĩ… là ngẩu nhiên hay hai tên nầy theo dỏi mình… mà theo để làm gì cơ chứ, mình có phạm pháp đâu, kệ tụi nó đi… Ăn hết tô hủ tíu, tôi lấy xe phóng thẳng về hảng kem thì đã hơn 9 giờ tối… Anh Lâm, người thợ chánh của hảng, vừa thấy tôi đã nói lớn:
– Trời ơi, mầy đi đâu mất tiêu vậy Toàn, ổng kiếm mầy đó…
Tôi cười:
– Không có gì lạ hả anh Lâm, đi chút việc cho bà già, mà ổng kiếm tui chi vậy, anh có biết không?
– Nghe nói nay mai mấy rạp hát sẽ chiếu phim tư liệu, người ta đi coi đông lắm đó… ổng bảo mình chuẩn bị chạy… hi hi hi…
Nghe anh Lâm cười, tôi biết ngay cũng không có gì, vì cha nội nầy nếu bị Cậu tôi cho uống cà phê đen dể gì tìm được nụ cười của anh nên tôi hỏi lại…
– Phim tư liệu…?
– Ừ, phim của các nước tư bản đó, mấy năm qua toàn là phim Liên Xô, ai cũng ngán như cơm nếp mắc mưa, đâu thèm coi chứ….
Anh ta khoái chí nên cười lớn hơn….Hi hi hi nói cha nó phim Mỷ đi không nói… phim tư liệu hi hi hi…
– Nhỏ nhỏ vậy cha nội… muốn đi tù nữa hả…
Nghe tôi nhắc đến chữ “đi tù” anh Lâm cụt hứng ngay… ý là anh chỉ sơ sơ có mấy tháng về tội ham vui theo người ta xuống đò đi vượt biên, và phải bán xế nổ tậu xế điếc để chạy chọt và đi cày tiếp…
– Coi như tao không có nói gì nha…
anh tiu nghỉu…
– À, Toàn nè, ông cậu dặn mầy trước khi về nhà nên ghé qua mấy cái rạp ngoài Sài gòn coi kem tụi nó còn nhiều không, bỏ cho đầy… để trống mấy cái hầm chứa cho đêm nay tụi nhỏ làm… ngày mai mới kịp giao đó…
– An chí đại ca…
Tôi vào chất đầy một thùng gần 500 cây kem, anh Lâm phụ khiên ra xe… tôi nghĩ rạp Quốc Tế có thể bán được chút ít, chớ Công Nhân với Vinh Quang thì ế thấy mồ… 500 cây chắc cũng đủ… Tôi lên xe, đạp máy sang số và nói vói với Lâm…
– Tôi về luôn nha… mai gặp…
– Ừ…
Xuống cầu chữ Y, tôi rẽ qua đường Trần Hưng Đạo đi về hướng chợ Thái Bình để đến rạp hát Quốc Tế… Giờ nầy đường Trần Hưng Đạo đã bớt kẹt xe tuy lượng xe lưu thông vẫn tấp nập… Tôi dừng xe tại ngã tư Cộng Hoà vì đèn đỏ sau vài hàng xe… các xe gắn máy tới sau cứ muốn chen lên trước bóp kèn inh ỏi sau một chiếc xe Honda Cub màu đỏ… khi thấy đèn bên kia bật vàng mà người lái chiếc Honda nầy không chạy… Người con gái lái chiếc Cub mặc bên ngoài một cái áo coat màu xanh, tỉnh bơ cho xe từ từ chạy khi đèn bật xanh chẳng thèm đếm xỉa đến những tiếng kèn giận dữ phía sau, mà nếu là tôi, chắc tôi cũng không chịu nỗi… Khi tôi qua bên kia đường, tôi thấy cô gái đó chạy trước mặt tôi chừng vài thước, tôi định vượt qua, nhưng… tôi chạy nhanh thì cô ta nhanh, tôi chạy chậm thì cô ta chậm… giữ nguyên một khoảng cách như vậy… Tôi bực tức… lạ cho cô nầy giởn sao chứ… Đến đường Phát Diệm, tôi bật đèn báo hiệu quẹo trái và lần ra giữa đường để chuẩn bị quẹo thì cô ta cũng làm y như tôi vậy…
BÌNH LUẬN