7 quan chức cao cấp Việt Nam bị bắt tù giam giờ ra sao?

Đinh La Thăng (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1960) là một chính khách Việt Nam và tiến sĩ kinh tế. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (2011-2016), Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2008-2011), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2005-2008), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà (2001-2003). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2016-2017).

Huấn Hoa Hồng liên quan gì đến vụ án lừa đảo qua Facebook
Chu Lập Cơ là ai ? Ai đứng sau Vạn Thịnh Phát ?
Trần Bắc Hà, ông trùm tài chính thét ra lửa, chết thảm trong trại giam

Ông cũng từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV (nhiệm kì 2016-2021), thuộc đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hóa (bị mất quyền từ ngày 14 tháng 5 năm 2018 sau khi bị kết án tù), dù trước đó ông trúng cử ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI (2002-2007) tỉnh Gia Lai, khóa XIII (2011-2016) tỉnh Thanh Hóa. Ngày 7 tháng 5 năm 2017 ông Đinh La Thăng bị thi hành kỷ luật và thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII kiêm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó được điều động giữ chức Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ngày 8 tháng 12 năm 2017, ông bị tạm đình chỉ chức đại biểu Quốc hội, đình chỉ sinh hoạt Đảng, bị khởi tố và tạm giam do những sai phạm khi giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Ông bị kết án tổng cộng 30 năm tù (tổng của hai bản án là 31 năm nhưng theo luật, tổng mức án tù có thời hạn không quá 30 năm) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165, Bộ luật Hình sự 1999) và bồi thường hơn 630 tỷ đồng, 600 tỷ đồng trong vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) và 30 tỷ đồng trong vụ xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.

BÌNH LUẬN